Những ” cái nhất thú vị” vô cùng của cácThiên tử Việt Nam thời phong kiến

Những " cái nhất thú vị" vô cùng của vua chúa Việt Nam thời phong kiến.Trải qua 387 năm với 9 đời chúa và 13 đời vua, triều đại vua chúa nhà Nguyễn đã trải qua biết bao thăng trầm và sau đây là tổng hợp của LỊCH SỬ VIỆT NAM về những cái nhất của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam ta

0
6639

Những ” cái nhất thú vị” vô cùng của vua chúa Việt Nam thời phong kiến.Trải qua 387 năm với 9 đời chúa và 13 đời vua, triều đại vua chúa nhà Nguyễn đã trải qua biết bao thăng trầm và sau đây là tổng hợp của LỊCH SỬ VIỆT NAM về những cái nhất của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam ta, chúng ta cùng nhau điểm qua nhé.

1. Ở ngôi lâu nhất:

Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.

Hình ảnh có liên quan

2. Ở ngôi ít nhất:

Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân), mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.

Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.

Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu ****….), có tang vẫn dùng áo màu…. dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3 ngày ( 20, 21, 22.7.1883), bị giam và bỏ đói, rồi chết.

3. Lên ngôi muộn nhất:

Vua Trần Nghệ Tông, lên ngôi khi đã 49 tuổi, sau việc lật đổ con rể mình là Dương Nhật Lễ.

Dương Nhật Lễ cũng là người duy nhất không mang họ Trần làm vua dưới triều Trần. Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông giết.

Lên ngôi muộn còn có Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lúc 43 tuổi và Tiền Ngô Vương (Ngô Quyền) lúc 40 tuổi. Đây là 2 vị vua đầu triều, lên ngôi cách nhau 500 năm và đều phải trải qua chinh chiến gian khổ giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc ta.

4. Lên ngôi sớm nhất:

Vua Lê Nhân Tông, lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng. Vua là con thứ 3 của Lê Thái Tông. Thái Tông mất sớm, lúc 19 tuổi, trong vụ án Lệ Chi Viên, 4 tháng sau thì Nhân Tông lên ngôi, quyền bính lúc này trong tay bà Tuyên Từ hoàng thái hậu. Nhân Tông ở ngôi được 17 năm thì bị anh là Lê Nghi Dân cùng đồ đảng nổi dậy giết chết.

Các vua lên ngôi sớm còn có: Trần Thiếu Đế lúc 2 tuổi, Lý Cao Tông lúc 2 tuổi 2 tháng và Lý Anh Tông lúc 2 tuổi 6 tháng.

5. Lên ngôi ngay sau khi được lập làm Thái Tử và là nữ hoàng duy nhất:

Vua Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim), lên ngôi tháng 10 năm 1224. Vua là con thứ của Lý Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai phải truyền ngôi cho con gái rồi đi tu. Chiêu Hoàng ở ngôi được hơn 1 năm thì bị buộc nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi, chấm dứt 215 năm trị vì của nhà Lý. Tuy vậy, nữ hoàng cũng đã có niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1225). Năm bà 19 tuổi thì bị phế và giáng làm công chúa do không có con với Trần Cảnh, thay bà là chị ruột tên Thuận Thiên. Năm 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần, một danh tướng triều Trần, sinh được 2 con, thọ 60 tuổi.

6. Sống thọ nhất:

Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10 năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh Phú Yên ngày nay.

7. Thọ kém nhất:

Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.

Xếp vào hạng này còn có vua Kiến Phúc (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) hưởng dương 15 tuổi, vua Lê Túc Tông hưởng dương 16 tuổi.

8. Có nhiều con nhất:

Kết quả hình ảnh cho vua minh mạng

Vua Minh Mạng, 142 người con. Ngoài bà phi Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị sau này), Minh Mạng còn có hàng trăm bà phi, tần khác nữa, trong đó 40 bà có con với vua, tổng cộng được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Không kể chuyện hậu cung, Minh Mạng là một ông vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm (1820- 1841), thọ 49 tuổi.

9. Đăng quang nhiều nhất:

Vua Lê Thần Tông, hai lần làm vua. Đăng quang lần thứ nhất vào năm 1619, ở ngôi 24 năm thì nhường ngôi cho con trưởng là Lê Chân Tông. Sau vì Chân Tông mất mà không có con nối dõi nên Thần Tông phải đăng quang lần nữa vào năm 1649, hai lần ở ngôi tổng cộng 37 năm, đặt 6 niên hiệu. Khi mất, vua truyền ngôi cho con thứ là Lê Huyền Tông.

10. Hai vua cùng ở một ngôi:

Nam Tấn Vương (Ngô Xương Văn) và Thiên Sách Vương (Ngô Xương Ngập), là 2 con của Ngô Quyền, lên ngôi năm 951. Ban đầu, 2 anh em cùng trông coi việc triều chính. Sau, anh là Sách Vương chuyên quyền lấn át, ở ngôi được 3 năm thì mất vì bệnh; em được 14 năm thì tử trận, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân.

11. Có tư thế thiết triều xấu nhất:

Vua Lê Ngọa Triều (nhà Tiền Lê). Vua càn rỡ, **** đãng và tàn bạo, bị bệnh trĩ nên lâm triều thường phải ngồi mà coi chầu, vậy mới có tên là Ngọa Triều. Năm 1005, vua giết người anh là Lê Trung Tông mà chiếm được ngôi. Vua ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 23 tuổi, lịch sử chuyển sang họ Lý.

12. Triều đại truyền ngôi được lâu nhất:

Nhà Hậu Lê. Xét về danh nghĩa, họ Lê truyền ngôi được 360 năm (1428- 1788), qua 27 đời vua, chia làm 2 thời kỳ: thời Lê sơ gồm 11 vua đầu, đây là thời kỳ cường thịnh; thời Lê trung hưng gồm 16 vua sau, quyền lực dần bị lấy mất, chỉ còn danh nghĩa tượng trưng.

13. Có tên tuổi rực rỡ nhất trong thời kỳ trị nước an dân:

Vua Lê Thánh Tông. Vua là con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao, sinh năm 1442, lên ngôi năm 1460 sau khi anh là Lê Nghi Dân bị giết, ở ngôi 37 năm, đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức, thọ 55 tuổi. Lê Thánh Tông có tư chất thông minh lại chăm học tập, biết nhiều lại giỏi thực hành. Dưới triều Thánh Tông về mọi phương diện, nước ta tiến đến một trình độ cao từ trước chưa bao giờ đạt tới, thanh thế nước ta bấy giờ lừng lẫy.

14. Để lại dấu ấn xấu xa nhất, bị lên án về tội phản quốc:

Vua Lê Chiêu Thống. Tháng 10.1788, vua cùng hoàng thái hậu rước 30 vạn quân Thanh về giày xéo non sông. Chiêu Thống chỉ là niên hiệu, còn miếu hiệu phải là Lê Mẫn Đế, các sử gia thể theo ký ức không tốt đẹp của nhân dân về vị vua này nên vẫn gọi là Lê Chiêu Thống. Đây là vị vua cuối cùng của triều Lê 360 năm, sau sống lưu vong ở Trung Quốc và mất bên đó, năm 28 tuổi.

15. Gần với thời đại chúng ta nhất, đại diện cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam:

Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy). Vua sinh ngày 22.10.1913, con của Khải Định, lên ngôi ngày 5.1.1926, đăng quang xong lại tiếp tục sang Pháp học. Tháng 9.1932, Bảo Đại về nước, sửa sang triều chính.

Cách mạng tháng 8 thành công ở Huế, ngày 18 tháng 7 năm Ất Dậu, Bảo Đại thứ 20, tức ngày 30.8.1945, vua Bảo Đại trên lầu Ngọ Môn trao ấn kiếm cho đại diện của Cách mạng, lá cờ vàng quẻ ly kéo xuống, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên cột cờ Phú Văn Lâu, thể hiện sự cáo chung của nền quân chủ.

16. Tự Đức: vị vua thể hiện hiếu thảo nhất

Hình ảnh có liên quan

Là vị vua hiếu đạo bậc nhất trong 13 vị hoàng đế triều Nguyễn. Mẫu hậu là bà Từ Dũ được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực. Bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua liền ghi ngay vào sách tùy thân mà nghiền ngẫm, gọi là “Từ huấn lục” (sách chép lời mẹ dạy). Trải qua suốt 36 năm chấp chính ngai vàng, Tự Đức bao giờ cũng dành ngày chẵn vào cung vấn an sức khỏe mẹ, ngày lẻ thì lo việc triều nghi, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Không những thế, có gì lo âu, vua liền thỉnh ý để được nghe lời dạy bảo. Chính vì thế, bà đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy nhà vua ham săn bắn, gặp nước lụt chảy mạnh bất ngờ, quan quân chưa dám dong thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà giận, quay mặt chẳng nói, sau mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi. Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ mẹ rất chí hiếu.

Và có nhiều bài thơ nhất

Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã “chuẩn định” (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.

16. Nổi tiếng nhân từ độ lượng nhất :

Trần Hoảng, sinh năm 1240, hai mươi năm làm vua (1258-1278) hiệu là Thánh Tông, chăm lo khẩn hoang, giúp đỡ người nghèo an cư lạc nghiệp, khuyến học, mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài.

17. Làm vua xong rồi cắt tóc đi tu ở chùa lâu nhất :

Trần Khâm (1258-1308), làm vua hiệu là Nhân Tông 15 năm, 2 lần lãnh đạo đánh thắng Nguyên Mông xâm lược, xong việc rồi thoái vị, gọt tóc đi tu, lập ra Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử, tông phái đặc sắc đất Việt.

18. Ăn chơi đàng điếm nhất :

Chúa Trịnh Giang (1729- 1740), cho em trai tùy nghi làm việc với trăm quan, để mình rảnh rỗi thỏa sức ăn chơi **** loạn với hàng trăm cung nữ phi tần, sai người đào hầm dưới lòng đất, trốn việc chúa, xuống hầm ở với đàn bà con gái đủ loại tuổi thêm 20 năm nữa mới chết.

19. Từ nghèo hèn nhất và tiến nhanh nhất lên ngôi hoàng đế :

Vua Mạc Đăng Dung, từng đi thi đấu vật vào làm lính chuyên cầm tán và vác lọng cho xe vua, sau đó bằng 1 cuộc ép vua Lê Cung xuống chiếu nhường ngôi cho mình lên ngôi báu, lập tức ông tế trời ở đàn Nam Giao, lấy Hải Dương làm Dương Kinh, 2 năm sau ông nhanh chóng nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng.

20. Chết “khổ sở” nhất:

Vua Mạc Mậu Hợp (1562-1592), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: ” Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã”. Bị quân Trịnh treo sống trên cây chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.

21. Người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất:

Ông Nguyễn Phúc Hồng Cai, em trai của Tự Đức; vì Tự Đức không có con nên thực dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua với số phận khác nhau: Kiến Phúc bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì rất ngoan ngoãn làm tay sai cho Pháp. Dân Huế có câu ca:

” Một nhà sinh được ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”

22. Cai trị lãnh thổ rộng nhất

Minh Mạng (1820- 1840) cai trị lãnh thổ rộng nhất, vì thời đó, triều đình nhà Nguyễn còn cai trị 1 phần đất phía đông của nước Lào (Sầm Nưa, Xavannakhet, Kham Keut, Mương Lam, Sam Teu…) lại bỏ việc “bảo hộ” Campuchia đổi thành Trấn Tây thành, nhập vào lãnh thổ Đại Nam.

23. Làm vua nhiều “kịch tính” nhất:

Nguyễn Phúc Hồng Dật (1846-1883), con út của Thiệu Trị; năm 1883, các quan sai lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa; mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết.

24. Tàn bạo hạng nhất:

Lê Oánh (1496-1516), cháu nội của Lê Thánh Tông, giết vua trước là Uy Mục, rồi lên ngôi báu, hiệu là Tương Dực, bắt hết cung nhân của vua quan cũ vào điện trăm nóc để gian **** suốt ngày đêm; lại bắt sư nữ cởi truồng ra chèo thuyền ở Hồ Tây để vua vui mắt. Ở ngôi báu được 7 năm thì bị dân đâm chết, xác bị đem đốt thành tro bụi.

25. Loạn luân công nhiên nhất

Nguyễn Phúc Khoát (1714- 1765), tục gọi là Chúa Võ, có 18 con trai và 12 con gái, thông **** với em con chú ruột là Nguyễn Thị Ngọc Cầu, 20 tuổi. Cuối đời Khoát, các con trai lớn đều bị gạt, bị giết hoặc giam chết trong ngục tối (như Nguyễn Phúc Cốn, cha của Nguyễn Ánh – Gia Long sau này), để khi Khoát chết, con hoang do Ngọc Cầu đẻ ra tên là Thuần 12 tuổi dễ bề lên ngôi chúa. Sau Thuần bị giết chết ngoài bãi hoang sông Cửu Long và cũng là kết thúc “sự nghiệp các chúa Nguyễn ở Đàng Trong”.

26. Làm thái thượng hoàng lâu nhất:

Trần Mạnh (1300-1357), 14 tuổi làm vua, hiệu là Minh Tông, nghe nịnh thần mà giết oan cha vợ đồng thời là chú ruột; đến 29 tuổi nhường ngôi cho con để lên làm thái thượng hoàng nhiều năm nhất (trong 28 năm), chết ở tuổi 58.

27. Cứng rắn và tàn bạo nhất:

Trịnh Sâm (1738- 1782) nổi tiếng là vị chúa cứng rắn, bạo liệt nhất. Em trai là Lệ định cướp ngôi, Sâm giết luôn; sau đó tống giam thái tử Lê Duy Vĩ cho đến chết. Sâm đích thân cầm quân đánh chiếm được đất Thuận Quảng của chúa Nguyễn, rồi tự phong lên làm Thượng sư Thượng phụ Duệ Đoan Văn công Vũ đức Tĩnh Vương.

28. Nhát gan nhất:

Chúa Trịnh Bồng (1740-1787), kiêu binh đưa lên làm chúa, Bồng nhiều lần chạy trốn khỏi phủ chúa, sau gọt đầu đi tu lưu động ở Lạng Sơn – Cao Bằng; hết nạn kiêu binh, các quan tìm thấy, Bồng tự phủ định không phải là con cháu họ Trịnh; sau lộ tung tích thì vẫn 1 mực chối từ về làm chúa, tiếp đó lại trốn biệt vào rừng sâu, cho đến khi chết mất tăm mất tích.

29. Vua duy nhất có nhiều vợ mà không có dù chỉ 1 đứa con:

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1829- 1883), làm vua hiệu Tự Đức, có hơn ba trăm vợ (trong đó hạ cố lấy cả 1 bà đã từng có chồng, có con với chồng trước) và cũng dùng thuốc quý “Nhất dạ, lục giao, sinh ngũ tử” (1 đêm, 6 lần gặp vợ, sinh 5 con) như ông nội của Tự Đức là Minh Mạng đã từng có đến 142 người con, nhưng cuối cùng Tự Đức vẫn là ông vua duy nhất có rất nhiều vợ mà không có 1 người con ruột nào cả.

30. Thân Tây và nịnh Tây nhất:

Nguyễn Phúc Ưng Xụy, tức Ưng Đường, 2 tuổi vào làm con nuôi Tự Đức, 21 tuổi được Pháp chọn đưa lên làm vua, hiệu là Đồng Khánh, việc đầu tiên là ra ngay 3 đạo dụ phong cho 3 quan Tây làm “Bảo hộ quân vương”, “Bảo hộ công”, “Dực quốc công”; mọi sự lớn nhỏ đều nhất nhất làm theo lệnh Tây, đích thân ông ta ra lệnh trong cung vứt hết rượu ta, ông chỉ chuyên uống rượu Tây, ở ngôi được 3 năm thì ốm chết. Ở Việt Nam sau này xuất hiện loại “Bánh trung thu Đồng Khánh”.

31. Vua bù nhìn mạt hạng nhất:

Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Phúc Bửu Đảo

Danh hiệu này của dân chúng Huế khinh bỉ bêu tặng Nguyễn Phúc Bửu Đảo (1884-1925), làm vua lấy hiệu là Khải Định, với câu ca:

“Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,
Nghề này thì lấy ông này (là) tiên sư”

Là vua đầu tiên ở Việt Nam xuất ngoại, sang tận châu Âu để dự hội chợ thuộc địa, bị Nguyễn Ái Quốc chế diễu qua vở kịch “Con rồng tre”; tăng 30% thuế trong cả nước để lấy tiền tổ chức sinh nhật lần thứ 40 (gọi là Tứ tuần Đại khánh) của mình. 1 năm sau, Khải Định chết, lễ tang kéo dài 86 ngày. Ông ta có 12 vợ nhưng không vợ nào có mang; công luận Huế và nhiều sách ghi rõ, Vĩnh Thụy là con 1 hoàng thân, bà mẹ có mang rồi mới được đưa vào cung để đẻ và Khải Định nhận là con để khỏi bị mang tội, mang tiếng là “tuyệt tự”.

32. Bị vu oan nhất:

Kết quả hình ảnh cho Thành Thái

Thành Thái lên ngôi đúng ngày mùng 1 Tết (dương lịch là 31/1/1889). Ông là vua duy nhất bị Pháp vu cáo là “điên rồ” rồi hất ra khỏi ngai vàng năm 1906, đẩy đi đày và chết nghèo khổ ở Sài Gòn năm 1954.

33. Vua đầu tiên lấy vợ nước ngoài:

Lê Duy Kỳ (1607- 1662), là ông vua đầu tiên lấy vợ người nước ngoài (Hà Lan), tượng bà vợ Tây này hiện vẫn còn trong ngôi điện ở đường vào thành phố Thanh Hóa, mặc dù trước đó đã có 5 vợ thuộc 5 dân tộc khác nhau (trong đó có Ngọc Trúc, con của chúa Trịnh, vốn là vợ của 1 ông chú, Kỳ thông **** rồi cướp về, việc này bia miệng rất chê cười.)

34. Trị vì ngắn nhất:

Lên ngôi vua được 3 ngày, chưa kịp chọn vương hiệu, thì đã bị em ruột giết chết, đó là Lê Long Việt (983- 1005), cũng giống như cha (Lê Hoàn) chết không có miếu hiệu; sử về sau gọi là “vua giữa” (Lê Trung Tông), vì sau khi giết anh ruột, Lê Long Đĩnh lên làm vua thứ 3 của nhà Tiền Lê, kẻ tệ hại nhất trong các vua chúa phá nước hại dân.

35. Vua đầu tiên là người ngoại tộc:

Vua thứ 8 đời nhà Trần, nhưng vốn lại là người khác họ, đó là Dương Nhật Lễ, con của kép hát Dương Khương, mẹ có thai bỏ chồng đi lấy Cung Túc vương Trần Dục (là em trai nhà vua), Dục nhận Lễ làm con. Gặp lúc vua Trần Dụ Tông chết, không có con, cha dượng Trần Dục cũng chết, Dương Nhật Lễ lên làm vua (1369) được 1 năm thì bị giết chết.

36. Người đầu tiên lãnh đạo quân chống lại phương Tây:

Năm 1644, chúa Nguyễn Phúc Lan là ông vua/chúa đầu tiên dám đứng mũi chịu sào và cầm đầu đoàn tàu chiến của thủy quân Việt Nam đánh nhau quyết liệt với 1 hạm đội có nhiều trọng pháo hùng hậu của Hà Lan. Kết quả là ta thắng lớn, tàu địch 1 chiếc nổ tung, 1 chiếc đâm vào đá ngầm mà vỡ, còn chiếc nhỏ nhất bỏ chạy trốn.

37. Có nhiều con làm vua nhất:

Lê Duy Kỳ (1607- 1662), ông có tới 4 con trai lần lượt làm vua. Đó là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông), Lê Duy Vũ (Huyền Tông), Lê Duy Hợi (Gia Tông), Lê Duy Hợp (Hy Tông), cả 4 vua anh em cùng cha khác mẹ này đã được lịch sử công bằng đánh giá, xếp vào hạng vua “chẳng có được tích sự gì”.

38. Có nhiều sáng tạo nhất:

Hồ Quý Ly, tuy chỉ làm vua chưa được 1 năm nhưng triều đại ông nổi tiếng có nhiều sáng tạo nhất: dùng chữ Nôm thay chữ Hán, phát hành tiền giấy thay tiền kẽm và bạc, xóa bỏ chế độ dùng nông nô lập đồn điền, lập bệnh viện chữa bệnh không thu tiền, thống nhất cách cân đo đong đếm, lập thủy binh giữ sông biển, đúc súng thần công, dựng tuyến phòng thủ dài hơn 400 km dọc sông Đà, theo sông Hồng xuống đến cửa sông Ninh (Nam Định)

39. Có nhiều truyền thuyết nhất:

Ông vua lên ngôi trên mình phủ nhiều truyền thuyết kỳ ảo nhất là Lý Công Uẩn (973- 1028): không biết cha mẹ là ai, sinh ra trong ngôi chùa ngào ngạt hương thơm trong 1 đêm rực sáng, 2 bàn tay đủ 4 chữ son sơn hà xã tắc, học giỏi đến nỗi trời ban tiếng khen xuống, sét đánh tung vỏ cây gạo làng Cổ Pháp để lộ ra câu sấm nhà Tiền Lê sắp đổ, vua Lý lên ngôi; rồng vàng bay lên đón vua về Đại La dựng kinh đô…..

40. Có nhiều con nhất:

Nếu như Minh Mạng theo tính số con chính thức là ông vua có nhiều con nhất với 142 con (78 trai, 64 gái) thì Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) là ông chúa có nhiều con nhất; 17 tuổi làm chúa, tuy chỉ sống đến 51 tuổi nhưng đã kịp có 146 con, trong đó có 38 con trai; quá đông con nên ông ta không sao nhớ hết tên, đứa nào vào chào, phải xưng tên, xưng tuổi. Ông có câu thơ: “Mình tuổi thọ ít, nhưng phúc nhiều….”.

41. Vua duy nhất bị gọi sai tên:

Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Lê Văn Hưu ghi chuyện vua Lê Hoàn bị gọi sai tên: “Khi vua chết không có miếu hiệu vì 12 con trai đều khởi binh giành ngôi báu, đánh nhau quyết liệt suốt 8 tháng. Các thái giám mang xác vua Lê Hoàn đi chôn, nhưng ngu tối cứ theo tục cũ bên Tàu mà gọi vua đã qua đời là Đại Hành (nghĩa là quàn tạm vào thân cây to), cúng tế cũng hô là Đại Hành, sách sử cũng cứ thế chép sai là Lê Đại Hành”. Cho đến nay, nhiều người cũng vẫn gọi lầm tên vị vua này là “Lê Đại Hành”. Ngay tại Sài Gòn hiện nay, ở vùng giáp ranh quận 10 và quận 11, cũng có 1 con đường mang tên Lê Đại Hành.

42. Vua duy nhất bị quên mất tên thật:

Vua bị phần lớn sử sách và người đời quên mất tên thật là Đinh Hoàn (924- 979), đối chiếu trong trang 11, bản thông tin tư liệu số 19 của Thông tấn xã Việt Nam. Năm 38 tuổi, ông được sứ quân Trần Lãm phong chức quan “bộ lĩnh” (sách báo gọi lầm tên ông là Đinh Bộ Lĩnh), 44 tuổi làm vua được 5 năm thì bị giết, con nối ngôi được 8 tháng bị phế. 200 năm sau, nhà sử học Lê Văn Hưu bắt đầu gọi ông là “tiên hoàng”, con ông là “phế đế”. Ấy vậy mà ngày nay người ta vẫn tiếp tục mắc sai lầm khi đặt tên nhiều con đường mang tên Đinh Bộ Lĩnh hoặc Đinh Tiên Hoàng.

43. Bắt mọi người kiêng theo diện rộng nhất:

Kết quả hình ảnh cho lê lợi

Đó là Lê Lợi, chỉ đúng 5 ngày sau khi lên ngôi, ông bắt kiêng tên người ông, tên người bà, tên cha, tên mẹ ông, tên của ông và của bà vợ đã qua đời nhiều năm trước đó, và kiêng cả tên anh của ông, cũng đã qua đời từ lâu. Riêng tên bà vợ cũ, ông bắt dân kiêng chữ Trần, khiến bao nhiêu con cháu họ Trần cũ phải đổi sang họ Nguyễn, họ Đặng, họ Mai….Về sau, cháu nội ông là Lê Tư Thành (Thánh Tông) đính chính lại tên bà nội ông thật ra không phải là Trần, mà Lê Lợi đặt lệ kiêng chữ Trần chỉ là cốt xóa bỏ họ Trần mà thôi, không ngờ Lê Lợi lại chơi xấu dòng họ của Trần Hưng Đạo như vậy (nhờ sự đính chính này của Lê Thánh Tông, nhiều con cháu trở lại được với họ Trần cũ của mình).

44. Người duy nhất vừa làm vua, vừa đi tu:

Nguyễn Phúc Chu (1675- 1725), tự xưng là Quốc Chúa, sùng đạo Phật, lên chùa quy y với pháp danh là Thiên Túng đạo nhân; 34 năm cầm quyền cho quan quân mở đất suốt vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả Nam Bộ ngày nay.

45. Những ông vua có con ruột không mang họ mình:

Tuy trước đó đã có vợ, ông cựu hoàng Ưng Lịch (Hàm Nghi) khi bị đi đày ở Algeria đã lấy vợ đầm, có 1 con trai, 1 con gái; cựu hoàng Vĩnh San (Duy Tân) khi bị đi đày giữa Ấn Độ Dương cũng lấy 2 bà vợ đầm, được 3 con trai, 2 con gái; tất cả 7 người con của 2 ông vua này đều không chịu mang họ Nguyễn Phúc và đều không biết nói tiếng và viết chữ Việt Nam.

46. Ông vua có nhiều huyền thoại nhất:

Do hoàn cảnh cần khuếch trương thanh thế, Lê Lợi (1385-1433) là người có nhiều huyền thoại nhất trên đường đến ngai vàng. Bắt đầu là chuyện mộ cố tổ chôn gò đất có nhiều chim bay lượn; cha ông có nồi cháo múc cho người nghèo nồi lại đầy lên; ông có tướng mạo lạ kỳ, bả vai tả có đến 7 nốt ruồi, đi thì nhẹ nhàng mà nói lại như chuông rền; được hồn 1 sư ông trao cho thanh gươm không mài mà cứ sáng loáng; vợ lại bắt được quả ấn khắc sẵn chữ “Lê Lợi vương ấn”; lá chuối cả vùng đều rạch thủng hàng chữ “Lê Lợi vi quân”; bao phen nguy cấp đều được quỷ thần hiện lên cứu thoát. Cuối cùng, lên ngôi rồi, đi chơi trên hồ nhỏ giữa Đông Đô, thần Rùa nổi lên nhận kiếm ông trao trả để từ đây hết chiến tranh, trở thành hồ Hoàn Kiếm…

47. Triều đại có nhiều vua bị bắt đi đày ra nước ngoài nhiều nhất:

Nhà Nguyễn liên tiếp có 3 vua: Nguyễn Phúc Ưng Lịch (1872- 1943) hiệu Hàm Nghi, bị đày đi Algeria 47 năm đến chết; Nguyễn Phúc Bửu Lân (1879- 1954) hiệu Thành Thái, bị Pháp đày sang đảo Réunion bên châu Phi trong 31 năm, rồi quản thúc tại Sài Gòn; Nguyễn Phúc Vĩnh San (1900 – 1945) hiệu Duy Tân, bị đày ở đảo Réunion từ năm 1916 đến khi chết tan xác trong 1 “tai nạn” máy bay rất đáng ngờ năm 1945.

48. Triều đại ban lệnh kỵ húy nhiều nhất:

Xa xưa không có tục lệ này, nhưng từ đầu đời nhà Trần đến hết đời Nguyễn, đã có 40 lần vua chúa ban lệnh húy kỵ tên họ vợ chồng con cái họ hàng nhà vua, với 531 lượt chữ; riêng triều đại Nguyễn có tới 22 lệnh kỵ húy, 1 mình Thiệu Trị chỉ làm vua 5 năm mà ban tới 8 lệnh kỵ húy. Một lệnh lần thứ 4 của Tự Đức (1848- 1883) đã kỵ húy tới 47 chữ, trong đó có 2 chữ tên thưở nhỏ của ông là Thì và Nhậm, khiến cho danh sĩ Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) dẫu đã chết ba bốn chục năm trước bị gọi lệch sang thành “Ngô Thời Nhiệm”. Hiện nay Sài Gòn cũng đang có 1 con đường mang tên Ngô Thời Nhiệm.

49. Người quản lý Đàng Trong đầu tiên dám xưng Chúa:

Không phải là ông Nguyễn Hoàng, dẫu ông sống đến 88 tuổi và đứng đầu Đàng Trong đến 55 năm nhưng vẫn phải giữ thế là quan ngoài biên ải của vua Lê và vẫn phải triều cống đầy đủ cho Chúa Trịnh. Khi Nguyễn Hoàng chết, con trai là Nguyễn Phúc Nguyên là người đầu tiên dám trả lại tờ sắc phong và xưng làm Chúa.

50. Triều đại có nhiều vụ khước từ trốn tránh làm vua nhất:

Nhà Nguyễn có tới 3 vụ khước từ trốn tránh làm vua. Năm 1883, phế xong vua Dục Đức, các quan đi đón Nguyễn Phúc Hồng Dật (1846 -1883) lên ngai vàng, ông này vội chối từ: “Tôi tư chất tầm thường, không dám nhận”. Cuối năm đó, lính mang võng bắt Nguyễn Phúc Ưng Đăng về nhận ngai vàng, ông này run rẩy thưa: “Ta còn bé, sợ không làm nổi”. Sáu năm sau, các quan lại đi tìm bắt Nguyễn Phúc Bửu Lân, 8 tuổi, về làm vua; Lân hét lên sợ hãi: “Các ông mần chi rứa? Bắt tui à? Các ông mần chi phải đợi ả (mẹ) tui về đã!”. Lát sau bà mẹ Lân về, bà òa lên khóc, gào thét: “Lạy các quan! Xin các quan tha cho mẹ con tui!”.

Cả 3 vụ chối từ làm vua kể trên đều có kết cục đen tối: Hồng Dật làm vua được 5 tháng bị ép uống thuốc độc chết; Ưng Đăng làm vua được 8 tháng bị đổ thuốc độc chết lúc 15 tuổi; còn Bửu Lân bị Pháp vu cho là điên, gạt ra khỏi ngôi và đưa đi đày ở 1 hòn đảo giữa Ấn Độ Dương trong 31 năm, sau đó bị quản thúc ở Sài Gòn 7 năm cho đến khi chết già năm 1954.

51. Có các con đánh giết nhau kịch liệt nhất:

Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lê Lợi đều được ghi nhận là 3 ông vua có các con đánh giết nhau kịch liệt nhất nhằm tranh giành ngôi báu. Khi Lê Hoàn chết năm 1005, 12 con trai đánh nhau suốt 8 tháng trời để cướp ngôi báu, không 1 kẻ nào lo chôn cất và tang chay cho cha. Khi Lý Công Uẩn chết năm 1028, 3 con trai nổi binh tranh cướp ngôi báu sắp rơi vào tay anh cả, khiến tướng Lê Phụng Hiểu phải vung kiếm chém đầu 1 trong 3 kẻ nổi loạn mới tạm yên. Trước khi chết năm 1433, Lê Lợi gạt con trưởng, chọn con trai thứ ba Bang Cơ nối ngôi; ít năm sau, con trai thứ hai Nghi Dân giết em để cướp ngôi; 8 tháng sau, Nghi Dân lại bị truất ngôi, các quan định đưa con trai thứ tư Khắc Xương lên thay, ông này lạy tạ các quan, xin được tha đừng bắt làm vua, để chỉ sống đời dân thường nuôi mẹ đẻ.

52. Vua duy nhất bắt dân kiêng tên của con dâu:

Thường thì các vua bắt dân kiêng tên của mình, riêng Nguyễn Ánh bắt dân kiêng thêm tên Hoa của cô con dâu 16 tuổi (tức là Hồ Thị Hoa, vợ đầu của Nguyễn Phúc Đảm, sau này lên ngôi hiệu Minh Mạng); do đó chợ Đông Hoa (Huế) phải đổi tên là chợ Đông Ba, cầu Hoa (Gia Định) phải đổi tên thành cầu Bông (gần quán Hương Đồng 4 mà quán Sài Gòn hay giao lưu), trấn Thanh Hoa phải đổi tên là tỉnh Thanh Hóa, cả đến vai tuồng Phàn Lê Hoa cũng bị đổi là Phàn Lê Huê!

53. Triều đại hay bị bỏ quên và bị xem khinh nhất:

Đó là nhà Mạc, có đến 10 đời vua cha truyền con nối, từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kính Vũ, kéo dài 150 năm từ năm 1527 đến 1677, rất giỏi trận mạc và bền chí, lớn mật. Trong triều vua Mạc thứ 4 là Mạc Phúc Nguyên (1546- 1561) và đời thứ 5 là Mạc Hậu Hợp (1562- 1592), có chuyện cử sứ thần Lê Quang Bí sang cống tiến nhà Minh, bị giữ lại xét hỏi, nên đi về và chờ đợi hết 18 năm từ 1548 đến 1566, khi đi tóc mây xanh mướt, khi về râu tuyết bạc phơ! Khi đi trai tráng, khi về hẩm hiu!

54. Triều đại có nhiều vua nhất bị giết chết khi đang trên ngôi:

Nhà Lê có đến 9 vua bị giết trên ngôi: Lê Bang Cơ (hiệu Nhân Tông) bị giết năm 1459 lúc 18 tuổi; Lê Nghi Dân giết em trai để cướp ngôi vua, được 1 năm, khi 21 tuổi bị giết năm 1460; Lê Tuấn làm vua (hiệu Uy Mục) được 5 năm, khi 21 tuổi bị giết năm 1509; Lê Oánh giết Uy Mục lên làm vua (hiệu Tương Dực) được 6 năm, bị giết năm 1516 ở tuổi 23; Lê Y (tức Huệ) ở ngôi 6 năm (hiệu Chiêu Tông) bị giết năm 1530 ở tuổi 24; Lê Xuân ở ngôi (hiệu Cung Hoàng) được 5 năm, bị giết năm 1527 ở tuổi 20; Lê Duy Bang làm vua (hiệu Anh Tông) được 17 năm, bị giết năm 1573 lúc 41 tuổi; Lê Duy Tân (hiệu Kính Tông) làm vua 20 năm, bị bức thắt cổ chết ngày 5/12/1619 lúc 31 tuổi; Lê Duy Phường (hoặc Đường) 20 tuổi được đặt lên ngôi, được 3 năm bị truất, năm 1735, bị buộc phải thắt cổ chết ở tuổi 26.

55. Sống nhiều năm nhất ở nước ngoài:

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1913- 1997), làm vua hiệu Bảo Đại, là người giữ kỷ lục sống nhiều năm nhất ở nước ngoài. Thủa bé ở Pháp để cha mẹ nuôi Charles dạy dỗ 15 năm, lên ngôi vua rồi tiếp tục sang Pháp học 7 năm nữa; năm 1938 bị bắn gãy chân, sang Pháp 1 năm chữa chạy; đã thoái vị năm 1945, lại còn chạy sang Hồng Kông lánh đời 3 năm; ra làm quốc trưởng bù nhìn cho Pháp năm 1950 đến 1954, bị Ngô Đình Diệm truất phế, ông “tự đi đày” thêm 43 năm ở nước Pháp; tổng cộng đời ông ở nước ngoài là 69 năm.
Về các vua

– Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544 – 548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức

– Hoàng đế cuối cùng: Bảo Đại (1925 – 1945)

– Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072 – 1127), thứ đến Hậu Lê Hiển tông Duy Diêu: 47 năm (1740 – 1786).

– Ở ngôi ngắn nhất: Tiền Lê Trung Tông Long Việt: 3 ngày (1006), Dục Đức: 3 ngày (1883)

– Lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông, lúc 1 tuổi (1442) ;Mạc Mậu Hợp, lúc 2 tuổi (1562);Lý Cao Tông,lúc 3 tuổi;Lý Anh Tông,cũng 3 tuổi; Lý Chiêu Hoàng, lúc 6 tuổi (1224)

– Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)

– Trường thọ nhất: Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ tông 74 tuổi (1321 – 1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525 – 1613)

– Yểu thọ nhất: Hậu Lê Gia Tông Duy Khoái 15 tuổi (1661 – 1675)

– Nữ vương đầu tiên: Trưng Vương (Trưng Trắc) (vì chỉ xưng vương) (40-43)

– Nữ hoàng duy nhất: Lý Chiêu hoàng Phật Kim (1224 – 1225), vợ vua Trần Thái tông Cảnh (1226 – 1258).

– Vua duy nhất ở ngôi 2 lần: Hậu Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)

Về các triều đại

– Triều đại tồn tại lâu nhất: nhà Hậu Lê 356 năm (1428 – 1527 và 1533 – 1788).

– Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Hồ 8 năm (1400 – 1407).

– Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê: 27 vua (từ Thái Tổ đến Chiêu Thống), nhà Trần (kể cả Hậu Trần) 14 vua.

– Triều đại truyền ít đời nhất: nhà Thục 1 vua.

– Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: nhà Hậu Lê 14 đời (từ Thái Tổ Lê Lợi đến Trung Tông Duy Huyên, rồi từ Anh Tông Duy Bang đến Chiêu Thống Duy Kỳ), sau đó là nhà Lý: 9 đời (từ Thái Tổ Công Uẩn đến Chiêu Hoàng Phật Kim).

– Triều đại xảy ra phế lập, sát hại các vua nhiều nhất: Nhà Lê sơ 6/11 vua.

Về các thượng hoàng

– Thái thượng hoàng đầu tiên: Lý Huệ Tông Sảm.

– Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Duy Thận, nhưng người lên thay Ý Tông không phải là con Ý Tông mà là cháu gọi bằng chú (Duy Diêu – Hiển Tông).

– Thượng hoàng trẻ tuổi nhất: Lê Ý Tông lúc 22 tuổi (1740)

– Thượng hoàng cao tuổi nhất: Trần Nghệ Tông lúc 52 tuổi (1372)

– Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua: Trần Thừa

– Thượng hoàng thọ nhất: Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394)

– Thượng hoàng yểu nhất: Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399)

– Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất: Hậu Trần Giản Định Đế 4 tháng (1409)

– Thượng hoàng ở ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông 29 năm (1329-1357)

– Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất: nhà Trần có 9 thượng hoàng

Thượng hoàng thường là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông. Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế. Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông. Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông. Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông.

Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.

BÌNH LUẬN