Thuyết minh tuyến điểm Miền Trung- dành cho Hướng dẫn viên du lịch.

0
18871

Nói đến Miền Trung thì không thể bỏ qua những điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng xinh đẹp, Huế mộng mơ, Hội An bình yên và êm đềm và rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của mỗi tỉnh xuyên suốt dải đất miền Trung … GDVN xin được chia sẻ tài liệu về tuyến điểm Miền Trung dành cho các bạn Hướng dẫn viên khi đi tour về tuyến điểm này.

Đầu tiên xin nói khái quát về Miền Trung yêu dấu!

1) ĐỊA LÝ

Diện tích: 62.256,8 km²;Dân số: 11.479.500 người.

Duyên hải miền trung bao gồm các tỉnh từ Đèo Ngang trở vào Bình Thuận, ứng với vương quốc Chămpa cổ, gồm có 11 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Phía Bắc giáp Hà Tĩnh (ranh giới là Đèo Ngang);Phía Nam giáp Đông Nam Bộ;Phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên;Phía Đông giáp biển Đông (có nhiều vịnh, biển đẹp tầm quốc tế).

Thành phố trực thuộc TW là Đà Nẵng.

Kết quả hình ảnh cho BẢN ĐỒ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Địa hình có hai dạng chính: miền núi và đồng bằng thung lũng hẹp. Độ cao thấp dần từ Tây sang Đông. Có nhiều nhánh núi nhỏ đâm thẳng ra biển làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh ( cụ thể là: đèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh, đèo Hải Vân giữa Đà Nẵng, đèo Bình Đê giữa Quảng Ngãi và Bình Định, đèo Cù Mông giữa Bình Định và Phú Yên, đèo Cả giữa Phú Yên và Khánh Hòa).

Khí hậu: từ phía Bắc đèo Hải Vân trở ra Quảng Bình (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) một năm có 4 mùa giống miền Bắc. Từ nam đèo Hải Vân đến Bình Thuận có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, kèm mưa bão (trung bình 10 lần/năm), và có lũ quét dữ dội (khác lũ hiền ở miền Tây Nam Bộ).

Sông ngòi bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây chảy về phía Đông tạo ra các cửa biển lớn như: sông Nhật Lệ – cửa Đồng Hới, sông Bến Hải – Cửa Tùng – Quảng Trị, sông Cam Lộ – Cửa Việt, sông Hương – Cửa Thuận An, sông Hàn – cửa Đà Nẵng, sông Thu Bồn – Cửa Đại – Hội An, sông Đà Rằng – Tuy Hòa, sông Côn – Thị Nại – Quy Nhơn, sông Cái – Xúp Bóng – Nha Trang, sông Cà Ty – Phú Hài – Bình Thuận. Sông có độ dốc cao, phù hợp phát triển thủy điện: thủy điện sông Hinh (Phú Yên); và nhiều công trình thủy lợi như: hồ sông Quao (Tánh Linh – Bình Thuận), sông Cam Lộ (Quảng Trị), sông Côn (Quy Nhơn). Chính các sông này bồi lắng phù sa cho các cánh đồng duyên hải tạo ra các cảng biển nổi tiếng, cảng Cửa Việt, cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Hội An, cảng Dung Quất, cảng Thị Nại, cảng Vũng Rô, cảng Cầu Đá (Ninh Thuận). Các con sông ở đây khô hạn triệt để vào mùa khô.

Giao thông vận tải:

Đường bộ có quốc lộ 1A xuyên suốt dọc theo biển từ Bắc xuống Nam. Hiện nay có thêm đường mòn Hồ Chí Minh công nghiệp hóa dọc theo phía Tây. Từ đây, người Pháp đã thiết kế các quốc lộ vuông góc để đến với Tây Nguyên.

Đường biển là lợi thế và đã thông thương với Thế giới từ rất sớm trong lịch sử (cảng Hội An).

Đường hàng không: có sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Phù Cát (Quy Nhơn), sân bay Đông Tác (Tuy Hòa), sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa).

Đường sắt nằm trên trục đường Bắc Nam.

Động thực vật: có các vườn quốc gia tiêu biểu như Phong Nha – Kẽ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên núi Chúa (Nha Trang),… tiêu biểu cho rừng nhiệt đới khô hạn. Ở rừng Bạch Mã có các loài động vật nhiệt đới như cọp, sao trĩ,…

Tài nguyên du lịch:

Với ưu thế bờ biển dài, vịnh biển đẹp, trong xanh, khí hậu ấm áp quanh năm nên phù hợp với loại hình du lịch nghĩ dưỡng, thể thao.

Với nền văn hóa Chăm pa rực rỡ và lịch sử nhà Nguyễn phong phú để lại nhiều di tích độc đáo, phù hợp du lịch văn hóa, lịch sử.

Nằm ở ngã ba Đông Nam Á (vị trí đắc đạo) phù hợp du lịch hội nghị. Là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Lào, Đông Bắc Thái Lan, Miến Điện, Đông Nam Trung Quốc phù hợp du lịch thương mại, du lịch caravan.

Tài nguyên khoáng sản: mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), mỏ cát làm thủy tinh (Quy Nhơn, Cam Ranh, Quảng Nam), mỏ Titan (Mũi Né, Hòn Rơm), mỏ dầu (biển Trường Sa).

2) LỊCH SỬ

Thời cổ đại:

Ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huê người ta phát hiện nhiều trống đồng chứng tỏ vào thời kỳ Hùng Vương ở phía Bắc, vùng này đã có các cộng đồng thiểu số sinh sống. Họ đã giao lưu với người Bắc Việt ở phía Bắc. Họ có thể là các cư dân cổ của Đông Nam Á. Vào khoảng 500 năm trước Công nguyên có một luồng cư dân từ vùng đảo Inđônêsia thuộc chủng Polynesien hay Mã Lai – Đa Đảo đến định cư. Sau đó họ chia làm các nhánh hướng về Tây Nguyên lập nghiệp: người Êđê, GiơRai, Churu, Rănglay. Riêng ở vùng duyên hải miền Trung là cộng đồng người Chăm có điều kiện giao lưu với thế giới bên ngoài tốt nhất. Người Chăm sớm tiếp nhận văn minh Ấn Độ. Cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thứ III đã có chữ Phạn xuất hiện ở vùng Diên Khánh – Nha Trang. Tuy nhiên các cộng đồng người Chăm ở ven sườn núi không bị ảnh hưởng Ấn Độ giáo (người ta gọi là Chăm H’Roi). Người Chăm truyền thống đã tạo nên văn hóa rực rỡ cho riêng mình trước khi bị văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng, đó là văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

Thời trung đại:

Từ thế kỷ thứ IV ở miền Trung tồn tại một vương quốc tên là Lâm Ấp (Xứ Rừng). Từ đây đạo Bà La Môn giáo đã được vương triều Lâm Ấp chấp nhận gần như là quốc giáo. Tiến hành xây thánh địa Mỹ Sơn ở thượng nguồn sông Thu Bồn, dưới chân núi Chúa. Ở đoạn giữa sông Thu Bồn là kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) và cuối nguồn nơi biển Cửa Đại là cảng Đại Chiêm. Đây là trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử Chămpa kéo dài đến thế kỷ 11. ở Mỹ Sơn đã xây dựng được gần 70 tháp, nay còn khoảng 20 tháp. Đến thế kỷ VI, vương quốc Lâm Ấp được đổi thành vương quốc Chămpa (tên loài hoa Đại hay hoa Sứ biểu hiện sự tinh khiết mọc nhiều ở miền Trung; là tên của một thành phố cổ – nơi xuất phát của đạo Bà La Môn).

Từ thế kỷ XI, vương quốc lùi về Quy Nhơn với thành Đồ Bàn – Quy Nhơn.

Thế kỷ thứ VIII, IX có tiểu quốc ở xứ Kau–tha–ra (Nha Trang), Pôsanư (Phan Thiết). Thế kỷ XIII, XIV vương triều của họ ở Panduranga (Phan Rang) với tháp Pôklonggiarai và Pôrômê.

Thời nhà Lý, Đại Việt đã mở những trận đánh sang Chămpa, bắt nhiều tù binh (nghệ nhân tài giỏi) về phục dịch kinh thành Thăng Long.

Đến thời Trần, vua Chế Bồng Nga đã chỉ huy đội thủy binh 3 lần chiếm đánh Thăng Long, vua nhà Trần phãi bỏ chạy vào rừng. Đến lần thứ 4 thì bị thất bại. Nhà Trần với tinh thần Phật giáo: “Từ bi hỉ xả” đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân năm 1306. đổi lại vua Chế Mân dâng 2 ô Châu, Lý (từ Quảng Bình đến Bắc sông Thu Bồn) cho Đại Việt.

Ngày nay ở Huế vẫn còn đền thờ và lễ hội Huyền Trân tại điện Hòn Chén. Đến thời vua Lê Thánh Tông – thế kỷ XVI, ranh giới của Đại Việt đã tới Đèo Cả – Phú Yên (núi Đá Bia – Thạch Bia Sơn).

Đến năm 1695, Nguyễn Hữu Cảnh dánh tan phủ Thuận Thành ở Phan Rí, vương quốc Chămpa chính thức suy vong.

Khi vương quốc Chămpa suy vong cũng là lúc hình thành xứ Đàng Trong của Đại Việt vào năm 1558.

Tại Phú Xuân đã trải qua 9 đời Chúa, 13 đời Vua mở mang bờ cõi đất phương Nam như ngày nay. Riêng ở đời Chúa Nguyễn Phúc Ấn cuối thế kỷ XVIII, có phong trào Tây Sơn nổ ra ở Bình Định, đã lên ngôi thay Chúa Nguyễn khoảng 25 năm, dẹp được 2 kẻ thù xâm lăng lớn nhất lúc bấy giờ là: 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, và 25 vạn quân Xiêm ở phía Nan, với nhiều cải cách lớn, nhất là sự ra đời của Chữ Nôm.

Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa, truyền thống ở miền Trung như Kinh thành Huế, lăng, tẩm, đền, đài, đình, phố cổ,… Huế đã được Unesco ghi nhận là di sản văn hóa thế giới.

1858, Pháp đánh vào Đà Nẵng chuẩn bị thôn tính nước ta. Đến 1884, vua Tự Đức đã ký hàm ước Pa-trơ-nốt biến Trung kỳ thành xứ bảo hộ của Pháp, nhập vào Liên hợp Đông Dương của Pháp gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Nhiều phong trào yêu nước nổ ra như: phong trào Cần Vương với các cụ Trần Quý Cáp, Trịnh Phong, vua Hàm Nghi, Duy Tân, phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Từ khi Đảng Công sản ra đời, cách mạng miền Trung phát triển vượt bậc. Tại Huế, ngày 23 tháng năm 1945, vua Bảo Đại chính thức trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, chính thức thoái vị, kết thúc triều đình nhà Nguyễn ở miền Trung Việt Nam.

Thời chống Mỹ 1954 – 1975 đây là địa bàn chiến lược giáp ranh với Bắc Việt nên nhiều căn cứ quân sự hiện đại nhất của Mỹ được lập tại đây như: căn cứ Chu Lai ở Núi Thành – Quảng Nam, Nam Ô ở Đà Nẵng.

Nhiều trận đánh nổi tiếng ở miền Trung như: trận Chu Lai. Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968, vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1986 ở Quảng Ngãi, trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Ngày nay với ưu thế lịch sử Chămpa để lại nhiều đền tháp đẹp, nhà Nguyễn để lại nhiều kinh thành, đền, chùa, nhiều căn cứ thời chống Mỹ cùng với các bãi biển đẹp, các món ăn ngon là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Miền Trung.

3) NHÂN VĂN

Đây là vùng đất thiên nhiên không ưu đãi, nhưng nhân tài thì có nhiều. Người Chăm đã để lại nghệ thuật kiến trúc đền tháp kỳ vỹ và thổ cẩm và làm gốm. Người Việt có nhiều danh nhân đóng vai trò quan trọng trong lịch sử khẩn hoang miền Nam: Nguyễn Hữu Cảnh – Quảng Bình, Nguyễn Cư Trinh – Quy Nhơn, Đào Duy Từ – Bình Định, Anh em Tây Sơn – Bình Định, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi, Nguyễn Văn rỗi – Quảng Nam, Võ Nguyên Giáp – Quảng Bình, Thoại Ngọc Hầu – Quảng Nam, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh – Quảng Nam,…

Nghệ thuật bác học có Nhã nhạc Cung đình Huế. Nghệ thuật dân gian: bài chòi, hát bả trạo, hát bội. Về điêu khắc: Viện sĩ Điềm Phùng Thị, tranh làng Sừng, tranh XQ,…

4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Chuyên đề về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Lịch sử 9 đời chúa, 13 đời vua triều Nguyễn. Chuyên đề về đặc sản miền Trung như món ăn Huế, Quảng Nam: Bún bò Huế, cơm hến, bánh nậm, bánh lọc (Huế), cao lầu, mì Quảng, bê thui Cầu Móng (Quảng Nam), zon (Quảng Ngãi), tré, bò khô, rượu Bàu Đá (Bình Định), thịt ba chỉ (Đà Nẵng).

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. các di tích, trận đánh Cam Ranh, Phù Mỹ, Chu Lai, Quảng Trị, vĩ tuyến 17, La Bảo, Cửa Tùng, địa đạo Vĩnh Mốc, Mẹ Suốt,…

Chuyên đề lũ lụt miền Trung.

Chuyên đề về tính tiết kiệm của người dân miền Trung.

Chuyên đề du lịch biển.

Chuyên đề về các di sản Thế giới.

II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ

SƠ ĐỒ TUYẾN MIỀN TRUNG

1. THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – QUẢNG BÌNH

Thành phố Biên Hòa.

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Thống Nhất, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 – TP.Hồ Chí Minh . Nằm 2 bên bờ Sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách TP Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).

Tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km2

Dân số năm 2006: 548.860 người

Đi trên quốc lộ 1A, tới ngã 3 Tam Hiệp, phía bên trái là tượng đài chiến thắng Long Bình

Long Bình

Đây là tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ binh chủng đặc công Biên Hòa đã làm nên chiến thắn Long Bình vào ngày 20 tháng 10 năm 1966. Chiến thắng Tổng kho liên hợp Long Bình còn gọi là “tiếng sấm Long Bình” là trận đánh thể hiện cho lối đánh độc lập, độc đáo của lực lượng đặc công Biên Hòa bí mật thọc sâu, đánh hiểm, dùng đạn ít mà hiệu suất cao và rút lui an toàn, lối đánh ấy đã giúp cho bộ đội ta những kinh nghiệm quý báu trong hiệp đồng tác chiến giữa quân chủ lực và bộ đội địa phương.

Rẽ trái tại ngã 3 này là con đường dẫn vào khu công nghiệp Long Bình

Khu Công Nghiệp Long Bình

Là khu công nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn Nissho Iwai – Nhật Bản và Công ty Agtex – Việt Nam). Thuộc quốc lộ 15A phường Long Bình thành phố Biên Hòa. Được xây dựng vào năm 1996 với diện tích 100 ha, có khu chế xuất 40 ha trong khoa học công nghiệp.

Đi thêm một đoạn nữa, tới một ngã tư bên phải là con đường vào khu công nghiệp Amata

Khu Công Nghiệp Amata

Công ty TNHH AMATA Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp AMATA

KCN Amata nằm trên Xa lộ Bắc Nam thuộc Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, một vị trí khá thuận lợi cho nhà đầu tư. Được Thành lập : 1995

Diện tích : giai đoạn 1 phát triển 129 ha, đã lắp đầy và đang triển khai giai đoạn 2 với 232 ha.

Vẫn tiếp tục đi trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ đi qua ngã 3 Hố Nai và khu thiên chúa giáo. Khi gần tới huyện Trảng Bom, nhìn bên trái là con đường vào thác Giang Điền.

Thác Giang Điền

Thác Giang Điền thuộc xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Cách trung tâm TP.HCM 45 km,

Vừa ra mắt đầu năm 2006 (mới hoàn thành giai đoạn một) nhưng với diện tích 67 ha, khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đang dần trở thành sự lựa chọn thú vị cho những hội trại lên đến cả ngàn người, những chuyến picnic, dã ngoại cuối tuần.

Kết quả hình ảnh cho thác giang điền

Tiếp tục chúng ta sẽ đến với huyện Trảng Bom

Huyện Trảng Bom

Trảng Bom là một huyện là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai , phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hòa, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.

Tổng diện tích tự nhiên: là 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Dân số năm 2006: 194.458 người, mật độ dân số 596,24 người/km2.

Tiềm năng du lịch: thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao hồ, thác ghềnh tự nhiên.

Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo. Huyện với lợi thế cách Tp.HCM 50km và Tp. Biên Hòa 30km về phía đông, dọc theo Quốc lộ 1A là địa bàn khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp.

Tới huyện Trảng Bom đi thêm một đoạn nữa là tới ngã 3 Trị An. Đây là đường vào thủy điện Trị An.

Nhà Máy Thủy Điện Trị An

Nhà Máy Thủy Điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc, với sự hợp tác của Liên Xô từ 1984, đưa vào hoạt động năm 1991.

Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Dung tích hồ chứa nuớc của nhà máy là 2.765,00 km khối

Tới thủy điện rồi đi thêm một đoạn nữa thì sẽ tới chiến khu Đ

Chiến khu Đ

Chiến khu Đ đánh dấu sự kiện thành lập và Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam (1961), Đồng thời có ý nghĩa chính trị và lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của quân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của phong trào cách mạng, chuyển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau phong trào Đồng Khởi.

Trung ương Cục miền Nam và một số cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục tuy chỉ đứng chân ở Chiến khu Đ trong gần hai năm 1961 – 1962, sau đó chuyển về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh), nhưng đã có những hoạt động hết sức quan trọng: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lịch sử của Xứ uỷ Nam bộ, Trung ương miền Nam; lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn về tổ chức các cơ quan tham mưu của Đảng bộ miền Nam, bao gồm Văn phòng Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, Ban Bảo vệ An ninh, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Thông tin liên lạc, Ban Giao – Bưu – Vận, Đài phát thanh, thông tấn xã giải phóng. . . Chỉ đạo củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo kháng chiến ở các khu, tỉnh, thành toàn Miền Nam từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau. Chỉ đạo này là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Trung ương Đảng với sự nghiệp cách mạng ở miền Nam.

Trung ương Cục đã nối thông hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ – miền Đông Nam bộ với Khu VI, Tây Nguyên, Khu V, đồng bằng Nam bộ ra Trung ương, tiếp nhận sự chi viện to lớn của miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Đảng bộ và quân dân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, cứu nước. Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại chiến khu Đ ( 1961 – 1962 ) là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử đặc biệt quan. Đặc biệt trong tư tưởng quan điểm lãnh đạo, Trung ương Cục rất quan tâm đến công tác xây ựng và phát triển căn cứ địa, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Quay trở lại quốc lộ 1A, phía bên phải là nhà hàng Hưng Phát, đi thêm một đoạn nữa là tới ngã 3 Dầu Giây. Đây là quốc lộ 20 đi Đà Lạt.

Quốc lộ 20 dài khoảng hơn 250 km, là trục đường bộ đi từ ngã ba Dầu Dây thuộc tỉnh Đồng Nai lên tới thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 20 đi qua địa phận 02 tỉnh: tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, có nhiều đèo dốc, trong đó có đèo Bảo Lộc và đèo Prenn. Quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su, rừng thông, rừng nhiệt đới, những vườn cây công nghiệp, những đồi trà, cà phê bạt ngàn.

Từ ngã 3 Dầu Giây đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ qua vườn cao su và tới thị xã Long Khánh.

Thị Xã Long Khánh

Tổng diện tích tự nhiên: 195 km2Dân số 2006: 142.567 người.

Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một huyện trung du nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất.

Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam bộ, Cao nguyên và Miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị- kinh tế – xã hội và an ninh- quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực.

Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên…là điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ.

Đi qua khỏi dốc Mẹ Bồng Con, nhìn bên phải là con đường đi vào công ty cao su Đồng Nai.

Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai

Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai tại Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng nai, nằm trên trục quốc lộ 1A, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi.

Là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam, được thành lập ngày 02/06/1975 trên cơ sở tiếp quản 12 đồn điền có diện tích 21.054 ha vườn cây và 04 nhà máy sơ chế của các công ty Pháp để lại với sản lượng 10.500 tấn năm 1975. Sau 10 năm (1975-1985) đã nâng lên 17 nông trường ,diện tích lên đến 55.781 ha, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su ở Việt nam. Năm 1994 Tổng công ty cao su Đồng nai tách 4 nông trường, diện tích 13.559 ha cho tỉnh Bà rịa Vũng tàu để thành lập Công ty cao su Bà rịa.

Đi thêm một đoạn nữa nhìn bên trái là con đường dẫn vào khu du lịch Suối Tre. Đi qua ngã 3 Hoa một đoạn, bên tay trái là tượng đài chiến thắng Long Khánh.

Công Viên Tượng Đài Chiến Thắng

Để ghi nhớ công lao của các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu, góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ chiến sĩ và nhân dân địa phương . Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Long Khánh đã có chủ trương xây dựng một công trình tượng đài kết hợp công viên cây xanh mang tên công viên tượng đài chiến thắng.

Công trình được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 21/4/2000 chính thức khởi công vào 22/12/2000 và hoàn thành vào 15/4/2001. Tổng dự toán công trình 4.103.096.000đồng.

Trên mặt bằng 7.712,3m2, với vị trí khá thuận lợi nằm ngay khu tam giác giao tiếp giữa quốc lộ 1 và đại lộ Hùng Vương của Thị xã hướng từ miền Trung vào, vừa đến phường Phú Bình du khách sẽ nhìn rõ mồn một toàn cảnh khu công viên tượng đài chiến thắng Long Khánh, với nhóm tượng đài một nam, một nữ chiến sĩ giải phóng quân uy nghi, hùng vĩ, sừng sững với tư thế tiến công chỉ tay về hướng Sài Gòn mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ đi ngang qua trại giam K4 của bộ công an. Tới ngã 3 Tân Phong, là quốc lộ 56 đi Bà Rịa đi chừng 3km là tới mộ cổ Hàng Gòn

Mộ Cổ Hàng Gòn

Từ huyện Long Khánh đi dọc Quốc lộ 1 chừng vài km tới ngã ba Tân Phong , xã Xuân Tân (Long Khánh), tiếp tục đi theo Quốc lộ 56 về hướng Bà Rịa vũng Tàu, chỉ khoảng 3 km, du khách sẽ đến Mộ cổ Hàng Gòn. Năm 1910, người Pháp lập đồn điền cao su, phá rừng và phát hiện ra Mộ cổ Hàng Gòn.

Kích thước ngôi mộ dài 4,20m; ngang 2,70m; cao 1,60m; ghép bằng sáu phiến đá hoa cương lớn, nặng không dưới 50 tấn. Các phiến đá ghép với nhau theo hệ thống rãnh đục làm nắp và phiến đá làm đáy. Hai bên ngôi mộ có hai trụ đá hoa cương cao 7,5m với tiết diện 0,4m x1,10m và mười trụ đá cát có tiết diện hình chóp cao từ 3m đến 4,10m. Mộ cổ Hàng Gòn có kích thước to lớn khác thường nên còn gọi là mộ cự thạch (cự: to lớn; thạch: đá).

Theo các nhà khảo cổ, ngôi mộ có cách đây khoảng 2.000 năm và loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Những phiến đá nặng hàng tấn đã được vận chuyển bằng cách nào qua quảng đường hai đến ba trăm km trong điều kiện chưa có đường xá, xe cộ và phương tiện gì ?

Năm 1992, Nhà bảo tàng Đồng Nai trùng tu ngôi mộ cự thạch Hàng Gòn để bảo tồn di sản văn hóa, cũng trong năm này Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận và xếp hạng đây là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Người dưới ngôi mộ cổ là tổ tiên trực tiếp của người Mạ, người Chơro, hoặc người Xtiêng ở miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Mộ cổ Hàng Gòn vẫn chứa nhiều bí mật mà các nhà khảo cổ còn chưa trả lời đầy đủ.

Tiếp tục chạy trên quốc lộ 1A sau khi qua chợ trái cây Bão Hòa chúng ta sẽ đến với huyện Xuân Lộc

Xuân Lộc

Xuân Lộc là một huyện của tỉnh Đồng Nai. Trung tâm của huyện là thị trấn Gia Ray.

Địa danh Xuân Lộc nổi tiếng là chiến trường ác liệt trong trận Xuân Lộc vào tháng 4 năm 1975. Trước đây, thị trấn Long Khánh thuộc huyện Xuân Lộc nhưng năm 2000 đã nâng cấp thành thị xã.

Xuân Lộc nổi tiếng với các vườn cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng và các gia súc như heo, gà, bò. Xuân Lộc có các địa danh như núi Gia Lào (được phong làm “Đệ nhị thiên sơn” của vùng Nam Bộ), hồ Suối Vọng.

Phía đầu huyện Xuân Lộc có con đường đi vào làng của người dân tộc Châu Ro

thuộc xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ. Đá vôi là một đặc trưng của ngọn núi này. Đặc biệt ở độ cao 600m, núi Chứa Chan có một ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ. Hàng năm vào những dịp lễ hoặc những ngày rằm (tháng Giêng, tháng 7) hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi đến đây thắp hương, cúng tế, cầu nguyện cho gia đình và người thân được bình an.

Đi tiếp một đoạn nữa chúng ta sẽ đi qua ngã 3 Ông Đồn. đây là con đường vào thị trấn Gia Ray. Đi trên đoạn đường này chúng ta sẽ có dịp ngắm rừng cây lá buông ngay bên quốc lộ về bên trái và bên phải là thánh đường và làng người chăm và người Châu ro. Đi hết huyện Xuân Lộc chúng ta sẽ tới địa phận của tỉnh Bình Thuận.

Tỉnh Bình Thuận

Cách thành phố Hồ Chí Minh 188km. Phía bắc và đông bắc giáp Ninh Thuận, tây bắc giáp Lâm Đồng, tây giáp Đồng Nai, đông và đông nam giáp biển, tây nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu. Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn. Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%. Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi công suất 476 Mw/h.

Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.

Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực… Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn cho thị trường nội địa.

Một mỏ vàng du lịch mới lộ ra đúng thời thế và những nhà đầu tư trong và ngoài nước nhanh chóng nắm bắt cơ hội, lập các dự án du lịch dọc dải đất dài hơn 20 km từ Phan Thiết qua Mũi Né đến Hòn Rơm và mời gọi du khách bốn phương.Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 – Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách.

Lịch sử vùng đất còn lưu giữ tháp Chàm Pôsanư, quần thể tháp thời thần Shiva này tồn tại và 1200 năm và là kiến trúc Chăm duy nhất được xây bằng gạch lớn, được mài và kết dính độc đáo.

Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920.

Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội giữa khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với hệ thống các quốc lộ 1A, 28, 55, nơi đây trở thành giao điểm nối liền các trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước như Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tất cả những yếu tố đó đã và đang nâng cao vị thế của du lịch Bình Thuận. Trong nguồn tài nguyên du lịch Bình Thuận, du lịch biển là một thế mạnh do thiên nhiên ưu ái ban tặng điển hình trong đó là biển Mũi Né – một bãi biển rất đẹp nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Từ đồi cát bay, du khách có thể thấy toàn bộ khung cảnh biển Mũi Né, được tận hưởng những màn trượt cát đầy cảm giác.

Tới tỉnh Bình Thuận, đầu tiên chúng ta sẽ đi qua huyện Hàm Tân.

Hàm Tân

Huyện Hàm Tân hiện nay có diện tích 134km2 và dân số khoảng 58,000 người (2005)

Hàm Tân là một huyện cực nam của tỉnh Bình Thuận. Phía đông của huyện là biển Đông, phía nam giáp với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Bắc giáp với huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh. Hàm Tân vốn là một huyện nghèo, đa số dân sống bằng nghề nông và đi biển. Trước đây, thị trấn Lagi là huyện lỵ, nhưng kể từ khi Lagi được nâng lên thành thị xã năm 2005, thị trấn Tân Minh trở thành huyện lỵ. Ngay đầu huyện Hàm Tân là trại giam Z30D

Trại Giam Z30D

Vào trại Z30D (tọa lạc dưới chân núi Bể thuộc xã Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) là con đường nhựa trải dài dưới bóng mát của cây xanh với diện tích hơn 17.000ha. Nơi đây, xưa kia từng là một vùng đồi núi trọc, hoang vu sỏi đá, đất đai bạc màu cằn cỗi.

Năm 1977, Bộ Nội vụ quyết định dời trại cải tạo Thủ Đức (Trung tâm cải huấn Thủ Đức của chế độ ngụy quyền Sài Gòn trước 1975) về Tân Minh, Hàm Tân, Thuận Hải cũ (nay là tỉnh Bình Thuận). Với quyết tâm biến nơi đây không chỉ trở thành một khu vực trại cải tạo quy mô, đầy đủ tiện nghi mà còn biến nơi đây thành một vùng kinh tế trọng điểm.

Đi tới ngã 3 Hàm Tân là con đường đi thị xã Lagi nơi có Dinh Thầy Thím

Dinh Thầy Thím

dinh Thầy Nhím- tuyến điểm Miền Trung
Dinh Thầy Nhím

Dinh Thầy Thím toạ lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc xã Tân hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông Nam.

Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.

Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.

Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là diọ giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14-16 tháng 9 âm lịch.

Dinh Thầy Thím được Bộ Văn Hoá xếp hạng.

Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, tới thị trấn Thuận Nam, bên phía phải có con đường đi Mũi Kê Gà. Đi thêm một đoạn nữa, cũng phía bên phải là núi Tà Cú.

Khu Du Lịch Sinh Thái Núi Tà Cú

Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), cách TP Phan Thiết 30km. Khu du lịch rộng hơn 250.000 m2 có rừng, núi và biển với quần thể sinh thái phong phú. Vừa qua hệ thống cáp treo hiện đại đã được lắp đặt tại đây. Sau khi vượt qua đỉnh ngọn núi nhỏ và khu rừng già nguyên sinh, trước mặt du khách là biển Hàm Thuận Nam, bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng có hơn 100 tuổi, hằng ngày vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu, thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn.

Nui Ta Cu-tuyen diem mien Trung
Vãn cảnh Chùa trên Núi Tà Cú

Sau khi đi lên núi bằng cáp treo, theo con đường mòn độ vài trăm mét, khách tham quan sẽ nhìn thấy một quần thể: chùa, tháp, tượng Phật và hang động. Ðáng lưu ý nhất là di tích “Song Lâm Thị Tịch” với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m và nhóm Tam Thế Phật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Leo lên hàng trăm bậc đá, vãn cảnh chùa, thăm hang động, du khách còn thấy những giò lan rừng nở đầy hoa, thơm ngát, vắt vẻo trên những cây dầu, cây bằng lăng… trong rừng nguyên sinh. Khuôn viên nhà chùa trên núi vừa rộng, vừa mát có nhiều ghế đá, ghế gỗ là nơi ngồi để tận hưởng ngọn gió trong lành từ biển. Khách có thể rửa mặt từ những vòi nước trong vắt, mát rượi từ núi chảy ra và nghỉ ngơi ở đây.

Khi theo cáp treo đi xuống cũng rất thú vị. Từ trên cao, khách thấy những vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, khách sẽ ngạc nhiên và thú vị được chiêm ngưỡng ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình cây đàn nhị và cây đàn ghi-ta khổng lồ nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn.

Đoạn đường qua Bình Thuận, dọc hai bên đường chúng ta thấy những vườn Thanh Long rất nhiều và đây chính là một đặc sản nơi đây.

Thanh Long Bình Thuận

Một đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận đó chính là trái Thanh Long. Đó là những trang trại nằm giữa lòng thung lũng của núi Tà Cú bên một hồ nước nhỏ xinh đẹp. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và giá của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới. Trước đây việc trồng Thanh Long chưa có kĩ thuật nên năng suất chưa cao, sau này nhờ việc áp dụng khoa học kĩ thuật nên chất lượng và sản lượng tăng lên rất nhiều. Việc phát hiện ra cách xử lý ra hoa trái vụ của cây Thanh Long là do một người nông dân chăn vịt. Khi ông mắc điện để trông đàn vịt của mình, sau một thời gian một số cây Thanh Long gần đó tự nhiên ra hoa trái mùa. Và từ đó cách xử lý ra hoa trái mùa cho cây Thanh Long được phổ biến và áp dụng rộng rãi.

Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ đi qua ngã Hai là con đường đi vào ga Mường Máng. Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đến với thành Phố Phan Thiết.

Phan Thiết

Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km, với số dân là 205.333 người (2004)206. có các dân tộc sinh sống ở đây chủ yếu là Kinh, Hoa, Chăm

Phía đông giáp biển Đông, Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận, Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận.

Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn: Phía nam sông: khu thương mại. Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.

Ở đây có các đặc sản: Mực một nắng, Bánh căn, Nước mắm Phan Thiết, Gỏi cá (cá Suốt, cá Mai, cá Đục), Mỳ Quảng Phan Thiết, Bánh rế, Cốm hộc, Bánh xèo Phan Thiết, Trái thanh long, Dông cát nướng sa tế, Dừa ba nhát, Bánh canh cá

Danh lam thắng cảnh – Di tích lịch sử

Tháp nước Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm, Bãi tắm Đồi Dương, Đồi cát Mũi Né, Suối Tiên, Tháp Chăm Pôshanư, Trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, Vạn Thủy Tú, Chùa cổ Liên Trì, Mộ Nguyễn Thông, Hải đăng Khe Gà, Chùa Ông (Quan Đế Miếu), Đình làng Đức Thắng, Đình làng Đức Nghĩa, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Phật Quang, Chùa núi Tà Cú

Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.

Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình “phố Tây”. Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.

Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.

Vào tới thành phố Phan Thiết, đi trên đường Trần Hưng Đạo, tới số nhà 300 thì đây là ngôi nhà của Mộng Cầm

Đi thêm một đoạn nữa, rẽ vào một con đường hỏ khoảng chừng vài trăm mét là tới Dinh Vạn Thủy Tú.

Dinh Vạn Thủy Tú

Được lập từ năm Nhâm Ngọ (1762), dinh toạ lạc tại đường Ngư Ông, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Với vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, dinh Vạn Thuỷ Tú đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn của Phan Thiết.

Qua cổng tam quan về phía tả là Ngọc Lân thành địa, về phía hữu là nhà trưng bày cốt ông Nam Hải, đi thẳng vào là dinh chính. Dinh chính có khu chánh điện thờ thần Nam Hải, bên phải thờ bà Thuỷ, bên trái thờ ông Thuỷ. Phía sau chánh điện thờ những người có công khai phá dựng làng, lập vạn. Nhà võ ca nằm trước dinh chính là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo vào 5 kỳ lệ cúng trong năm.

Theo truyền thuyết, sau khi xây xong dinh Vạn có một ông cá voi lớn dài 22 m, nặng 65 tấn trôi dạt vào bờ (phía trước dinh). Ngư dân phải mất mấy ngày để đưa ông vào mai táng trong dinh. Sau 3 năm, cốt ông được đưa vào thờ. Đến tháng 5/2003, bộ cốt cá ông lớn nhất Đông Nam Á này đã được phục chế và trưng bày tại đây.

Ngoài ra, dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ chiếc chuông đồng được đúc vào thời Vua Tự Đức (1872) và 24 điều sắc thần của các vị vua bằng giấy có niên đại hơn 150 năm.

Sau khi thăm Vạn Thủy Tú, quay trở lại đường Trần Hưng Đạo chúng ta sẽ tới thăm ngôi trường Dục Thanh.

Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) tạo lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống . Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ.

Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh

Vào khoảng tháng 2/1911 Thầy Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn người phụ trách và nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912.

Ngôi trường xưa Bác dạy đã bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh thầy Thành daynăm xưa vẫn còn 4 cụ sống. Đó là bác sĩ NGuyễn Quý Phầu, bác sĩ Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ NGuyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần kiến trúc nội ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những năm 1978-1980.

Đối diện với trường Dục Thanh là bảo tàng Hồ Chí Minh.

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Sau ngày giải phóng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong một khuôn viên rộng, cạnh khu di tích trường Dục Thanh, bên dòng sông cà Ty thơ mộng, để lưu lại mãi mãi cho con cháu mai sau những kỷ niệm thân thiết về Bác Hồ. Bảo tàng là một công trình đẹp, chia làm hai phần: phần tượng đài và vườn hoa, khu nhà hai tầng rộng 784m2, có nhiều gian trưng bày các hiện vật gằn với thầy giáo Thành và chặn đường hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh khu di tích, Nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986. Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại quyết định số 235/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1986.

Tiếp tục đi trên đường Trần Hưng Đạo qua cây cầu cũng mang tên con đường này bắc qua sông Cà Ty, trên đoạn đường này có con đường Nguyễn Tất Thành dẫn ra biển Đồi Dương.

Đồi Dương

Đồi Dương là một bãi tắm đẹp ở Phan Thiết và đây cũng đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Tại đây, dọc bờ biển là hàng loạt các quán cà phê dưới tán những cây phi lao. Ngồi nhâm nhi cà phê ở đây vào những buổi chiều, người ta có cảm giác thoải mái với gió biển và không khí của biển.

Đi tới đường Thủ Khoa Huân, đi theo con đường này chúng te sẽ tới Mũi Né

Mũi Né – Hòn Rơm

Mũi Né thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 22km về hướng đông bắc. Địa danh Mũi Né đồng nghĩa với hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.

Mui Ne- tuyen diem mieN Trung
Mũi Né luôn xinh đẹp như thế

Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc.Dọc theo quốc lộ 706, từ trung tâm Tp. Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông Ðịa, bãi Trước và bãi Sau.

Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf… Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc bãi cát ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí.

Trên đường đi vào Mũi Né, nhìn bên phải phía trên một ngọn đồi, các bạn sẽ thấy ngôi tháp Chàm và Lầu Ông Hoàng. Hai diểm này nằm rất gần nhau.

THÁP CHÀM

Tháp Chàm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là “tháp Khmer” như tháp Champa Hoà Lai. Tháp Chàm ở Mỹ Sơn

Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Tháp Chàm Pôshanư

Tháp Chàm Pôshanư- tuyến điểm miền Trung
Khám phá tháp chàm Pôshanư

Tháp poshnu nằm về hướng đông bắc cách trung tâm Phan Thiết 7 km.Cụm tháp tọa lạc trên đồi vao cuối TkXIII thờ thần shiva, vi thần được người Chăm rất tôn sùng. Ngoài ba tháp ở đây còn có các đền thờ khác nhưng đã bị vùi lấp trong lòng đất suốt 300 năm.

Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.

Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phượng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.

Sự giao thoa văn hoá Champa – Đại Việt

Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời.

Xét về mặt kiến trúc: các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí thì chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông, đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như tháp Lý – Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở tháp Lý – Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi.

Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ thứ 10. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt.

Các phong cách kiến trúc Champa

* Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9)

* Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)

* Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)

Đặc trưng của các ngôi tháp Champa

Giá trị của kiến trúc đền tháp Champa

Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế – chính trị với các dân tộc liền kề.

Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền đời ông hoàng,do do người Chăm xây dựng tháp.

Lầu Ông Hoàng

Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát biển, đẹp nhất là núi Cố, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài và bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc.

Năm 1911 một ông Hoàng người Pháp là công tước De Montpensier từ Pháp sang du lịch, săn bắn ở những ngọn đồi lân cận, thấy phong cảnh sơn thủy đẹp ở đây đã kiến ông nảy ra ý định mua đất và xây dựng biệt thự, cũng để có nơi nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này. Nguyện vọng của ông đã được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận (công sứ Garnier) đồng ý bán quả đồi Bà Nài.

Ngày 21 tháng 2 năm 1911 biệt thự được khởi công xây dựng và gần 1 năm sau đó hoàn chỉnh, với diện tích rộng 536m2 chia thành 13 phòng.

Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đi ngang qua bãi đá Ông Địa. Ngồi trên xe quý khách nhìn bên phải là sẽ thấy.

Dọc đường đi vào Mũi Né, phía trái là biển và những rừng dừa chạy dài rất đẹp. Kéo dài cả chục cây số là những khu Resorts cũng rấtđẹp.

Khi đi được khoảng 10 km kể từ thành phố Phan Thiết chúng ta sẽ tới Suối Tiên

Suối Tiên

Suối Tiên là một thắng cảnh thiên nhiên “Sơn Thủy” hùng vĩ. Với môi trường nguyên sơ, trong lành chưa có bàn tay của con người tác động. Bên cạnh con suối nhỏ, nước trong vắt nhìn thấy tận đáy là dãy núi sừng sững với sắc màu trắng, đỏ pha trộn của đất và cát, tạo nên những hang động, mỏm núi nhấp nhô độc đáo và lạ mắt. đây là điểm tham quan dã ngoại lý tưởng cho khách du lịch. Cảnh quan này, nằm trên đường đi Mũi Né cách Phan Thiết khoảng 15 km theo hướng Đông Bắc.

Qua khỏi suối Tiên chúng ta sẽ tới thị trấn Mũi Né, tại thị trấn chúng ta đi ngang qua chợ Mũi Né,, Suối Hồng, Đồi Cát.

Đồi Cát Mũi Né

Còn gọi là Đồi Cát Bay – một trong những bải cát trãi dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn . Nằm trãi dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né , nằm đối diện Suối Tiên và nhà hàng Hương Trà .

Tên gọi bắt nguồn từ việc đồi cát có màu sắc chính là vàng , là mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên . Gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát thay đổi theo giờ , theo ngày , theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định . Việc tạo nên hình dáng trăm hình , trăm dáng của cát là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên. Đây là điểm tham quan thu hút khá nhiều du khách do hình dáng đẹp của cát và màu sắc cát .

Tại Bình Thuận đã hình thành một khu resort cao cấp 5 sao xây dựng một sân Golf trên cát hiện đại và độc đáo . Cụm nhà nghỉ và các dịch vụ sân golf trên cát là một sản phẩm thu hút khách du lịch độc đáo trong tương lai và một sản phẩm du lịch ” xanh ” . Việc trồng cây và phủ xanh cát bằng cây hoa giấy , dương , v..v.. vừa tạo cảnh quan , vừa góp phần tránh sự di động của cát .

Trò chơi trên cát phổ biến nhất chính là trượt cát bằng ván , du khách dùng một tấm ván carton do chính những em nhỏ người địa phương cho thuê một tấm với giá là 5000 đồng . Khách có thể trượt trên những đồi cát cao xuống bên dưới . Độ dốc của cát càng cao , trượt ván càng thú vị .

Thi đua mô tô trên cát : là cuộc thi do Bình Thuận tổ chức thu hút rất đông các tay đua kiệt xuất . Đua mô tô trên cát khá thú vị và là điểm thu hút khách du lịch của tỉnh .

Giờ tham quan thích hợp nhất của đồi cát là buổi sáng – 5h . Nếu đi tham quan từ 5h – 8h là thích hợp nhất vì lúc này cát vẫn còn mát . Nếu đi trưa quá , cát sẽ nóng lên do mặt trời .

Hòn Rơm

Hòn Rơm thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp. Phan Thiết 26km về hướng đông bắc.

Hòn Rơm – khi mùa khô đến, dưới cái nắng chói chang, cỏ dại trở nên vàng úa, nhìn từ xa giống như những đống rơm khổng lồ.

Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm.

Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một “tiểu khu” du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm.

Đi hết Hòn Rơm là tới huyện Bắc Bình.

Bắc Bình

Bắc Bình là một huyện của tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía bắc của tỉnh có diện tích tự nhiên là 212,56 km² với dân số là 112.818 người.

Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hoá Chăm Pa đặc sắc. Vị công chúa cuối cùng của hoàng tộc Chăm Pa, người dân địa phương gọi bà là Bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997. Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ và phát huy.

Cảnh đẹp độc đáo của Bình Thuận và Bắc Bình là những ốc đảo xanh tươi chạy dọc theo hơn 100km bờ biển thanh bình, từ thị trấn Lagi phía nam, đến mũi Kê Gà nơi có ngọn hải đăng đẹp nhất và cổ nhất Việt Nam; đến thành phố Phan Thiết hiền hoà nơi lưu giữ những di sản văn hoá 300 năm mở cõi của người Việt và những di sản truyền thống của người Hoa; tâm điểm du lịch hiện nay là dải hàng trăm resort kéo dài ra đến Mũi Né, tạo thành một chuỗi bờ biển du lịch nối ra đến khu vực Suối Nước cách Phan Thiết 40 km, tại đây hàng loạt dự án tầm cỡ đang mọc lên tạo ra một quần thể du lịch cao cấp mới kéo dài thành phố Phan thiết trên một dải bờ biển gần 50km thật xứng với danh hiệu “Thủ đô Resort củ Việt Nam”.

Đi dọc Quốc lộ 1A ra hướng Nha Trang, con đường mang ta đến với suối nước khoáng nóng Vĩnh Hảo lừng danh đã từng được gắn thương hiệu Vichy (Pháp), thêm 10 cây số nữa là bờ biển dọc theo vách đá đứng đứng của Cà Ná. Nơi đây cũng có hàng chục điểm du lịch cao cấp và các điểm dừng cho du khách, ngắm nhìn biển xanh bao la hay hoà mình với sóng biển xanh.

Còn rất nhiều cảnh đẹp của Bắc Bình, Bình Thuận đang chờ bạn khám phá….

Tới Bắc Bình, phía bên phải quốc lộ 1A có Bầu Sen, một đầm nước khá là đẹp.

Bàu Sen

Cách thành phố Phan Thiết chừng 40km về hướng đông bắc, khu du lịch này thuộc xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Bàu Sen dài khoảng 3km, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình 5m với tổng diện tích 70ha, được bao bọc bởi những động cát trắng tinh, mịn màng. Đứng từ trên đồi cao nhìn xuống, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một đầm nước mênh mông trông như biển hồ, nước xanh thẳm, trải dài tuyệt đẹp. Hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt rất ngon. Trong hồ còn có loại cá trắm cỏ nặng đến 30kg. Sen ở đây mọc tự nhiên, hầu như nở hoa suốt bốn mùa trong năm. Đến với Bàu Sen – Bạch Hổ, du khách có thể thuê chiếc xuồng của ngư dân ven vùng dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ hay câu cá cũng rất thú vị. Nếu bạn thích tắm thì cũng rất thoải mái vì nước ở đây trong vắt, mát lạnh, sạch sẽ. Còn nếu muốn cắm trại, bên phía bờ bắc của khu du lịch có một khu rừng dương mát rất thích hợp.

Từ thành phố Phan Thiết nếu không đi theo con đường Thủ Khoa Huân, đi thẳng đường Trần Hưng Đạo tới quốc lộ 1A chúng ta sẽ tới Đức Trọng nơi có công trình thủy điện Đại Ninh.

Thuỷ Điện Đại Ninh

Nhà máy thủy điện Đại Ninh có công suất 300MW với kinh phí đầu tư gần 7.000 tỷ đồng. Ngòai nhiệm vụ tăng nguồn cung cấp điện nhà máy còn tạo nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho tỉnh Bình Thuận vốn bị hạn hán quanh năm.

Đây là một trong những công trình thủy điện đẹp nhất nước, có lòng hồ nằm gần quốc lộ. Độ cao tại nhà máy hơn 200 m so với mực nước biển còn đỉnh tháp điều áp thì cao tới 775m.

Đi trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ đi qua thị trấn Chợ Lầu và Phan Rí

Thị Trấn Phan Rí Cửa

Phan Rí Cửa là thị trấn ven biển nằm phía Nam của huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 2,5km với số lượng tàu thuyền 477 chiếc. Toàn thị trấn có trên 37.000 hộ, mật độ 13.480 người/km2. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu là đánh bắt hải sản và dịch vụ tiểu thủ công.

Qua khỏi Phan Rí chúng ta sẽ đến với huyện Tuy Phong, đoạn qua thị trấn Liên Khương sẽ có con đường vào chùa Hang.

Chùa Hang

Chùa Hang tên chữ Cổ Thạch Tự, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong được xây vào khoảng năm 1835 do Thiền sư Bảo Tạng, đời 40 thuộc phái Thiền Lâm tế Chính tông khai sơn, tọa lạc trong động trên núi Cổ Thạch tự gồm nhiều động thờ. Khu Chính điện nằm giữa hai phiến đá lớn dựng đứng, tiếp đến là nhà tổ, gác chuông, nhà thiền, từ đường…Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa quý. Chùa Hang được Nhà nước xếp hạng “di tích Lịch sử – văn hóa” quốc gia 1993.

Tiếp tục đi theo quốc lộ 1A, chúng ta sẽ đi ngang qua làng của người Chăm, ngôi làng này nằm về bên phải của quốc lộ.

Dân Tộc Chăm

Dân tộc Chăm có tên gọi khác Chàm, Chiêm thành, Hroi. Nhóm ngôn ngữ Malayô – Pôlinêxia.

Dân số 99.000 người.Cư trú sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; Tây nam Bình Thuận và Tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.

Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chínhn. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông.

Tổ chức cộng đồng Đồng bào có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.

Hôn nhân gia đình Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.

Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.

Qua khỏi làng người chăm không xa chúng ta sẽ thấy nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo phía bên trái quốc lộ.

Vĩnh Hảo

Vĩnh Hảo là doanh nghiệp sản xuất nước khoáng đầu tiên của Việt Nam (đã được Record Book Center cấp chứng nhận ) và cũng là nhãn hiệu có uy tín lâu năm nhất , đó là cả quá trình hòan thiện không ngừng trên các mặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trước áp lực của nền kinh tế thị trường.

Với những đặc tính vốn quý của nứơc khóang Vĩnh Hảo,cho nên sau khi phát hiện ra nó người ta đã thật sự quan tâm nghiên cứu để khai thác nó.

Sản phẩm của công ty được đa dạng trên nền nước khoáng:

Nước khóang có ga, nước khóang không ga, nước khoáng ngọt Vĩnh Hảo, ngòai ra Vĩnh Hảo còn có các sản phẩm và chế phẩm khác phụ như vụ cho dinh dữơng và sức khỏe của con người như : Tảo spirulina platensis, bùn khóang.

Từ nhà máy nước khoáng Vĩnh nhìn chéo qua bên kia quốc lộ là xí nghiệp muối Vĩnh Hảo.

Xí Nghiệp Muối Vĩnh Hảo

Xí nghiệp Muối Vĩnh Hảo là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập tháng 4/1992

Diện tích đồng muối: 510 ha

Chuyên sản xuất muối đáp ứng nhu cầu sử dụng muối cho công nghiệp hoá chất, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu sử dụng muối trong gia công chế biến thủy hải sản, sản phẩm của Xí nghiệp được tiêu thụ trên toàn quốc.

Xí nghiệp có 17 tổ bơm ở 3 trạm bơm , công suất mỗi tổ bơm 1000- 1100 m3/giờ/tổ máy, 2 máy kéo MTZ để phay muối, 4 băng tải nhỏ phục vụ thu hoạch và 7 xe ben chuyên dùng để vận chuyển muối về kho,1 băng tải chuyên xúc muối khách hàng và 1băng tải đánh đống muối tại kho công suất 1.200 tấn/ngày, ngoài ra Xí nghiệp còn có 1 nhà xưởng được trang bị như máy khoan, mài, cắt, tiện hàn …. phục vụ cho công tác sữa chữa phương tiện máy móc.

Đi hết huyện Tuy Phong là sẽ tới tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ. Với diện tích tự nhiên 3.360,1 km², dân số năm 2001 khoảng 531,7 nghìn người.

Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía nam giáp Bình Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km.

Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam.

Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái. Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu… với tổng chiều dài 184 km.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.

Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người RăkLai.

Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17.

Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn.

Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm. với các nhà máy sản xuất muối lớn như ;cà ná, phương cựu … ngoài ra với diên tích rừng lớn lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh.

Đầu tiên chúng ta sẽ đi qua huyện Ninh phước.

Ninh Phước

Là một huyện nằm ở phía nam của Ninh Thuận, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, nằm cách thị xã Phan Rang một con sông Dinh.

Ninh Phước hội tụ cả ba điều kiện địa lý: có núi, sông, biển và cả đồng bằng. Tuy nhiên nền kinh tế Ninh Phước chưa được phát triển, là một huyện nằm ở hạ lưu dòng sông Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10 – 11 hằng năm. Nền nông nghiệp chủ yếu của Ninh Phước là trồng nho, tuy nhiên trong vài năm gần đây có vài thay đổi trong canh tác nông nghiệp. Người dân dần dần chuyển qua các hình thức canh tác khác như trồng táo, thanh long … Làng Mỹ Nghiệp ở Ninh Phước nổi tiếng cả nước với nghề truyền thống gốm Bàu Trúc.

Ngay đầu huyện Ninh Phước là bãi biển Cà Ná

Bãi Tắm Cà Ná

Đi trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, các bạn sẽ thấy biển Cà Nà. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non… Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh lam, di tích còn giữ nguyên nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo… Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3-40, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp. Bãi tắm trải dài, cát trắng tinh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương là nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục…

 biển cà ná-tuyến điểm miền Trung
Biển Cà Ná

Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo.

Tiếp tục hành trình chúng ta sẽ vào thị trấn Phước Dân, phía bên phải có 1 con đường vào làng dệt Mỹ Nghiệp

Làng Mỹ Nghiệp

Làng Mỹ Nghiệp nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm.

Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp.Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm mà chủ yếu dùng làm trang phục cho người quá cố. Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak…. Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.

Cách con đường dẫn vào làng dệt Mỹ Nghiệp không xa về bên trái là con đường vào làng gốm Bàu Trúc.

Làng Gốm Bàu Trúc

Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), làng gốm Bầu Trúc được thị trường biết đến bởi những nét độc đáo cổ truyền, nghệ thuật chế tác gốm đặc trưng của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Làng gốm Bầu Trúc nằm trong vùng lòng chảo được bao quanh bởi những dãy núi nên mùa mưa thường gây ra lũ lụt và phù sa bồi tụ lâu năm tạo thành các lớp đất sâu ở triền sông Quao. Chính nơi đây đã hình thành các mỏ đất sét mịn màng, có độ dẻo cao. Bên dưới lòng sông Quao lại có những dải cát trắng hạt nhỏ – những nguyên liệu cần thiết để tạo thành gốm Bầu Trúc mà không nơi nào có được.

Ngày nay, ở nhiều nơi người ta dùng bàn xoay để nặn gốm. Còn các nghệ nhân gốm Chăm vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm tuyệt vời với mẫu mã phong phú. Các hoa văn trang trí trên gốm Bầu Trúc là những đường khắc vạch hình sông nước, chấm vỏ sò và hoa văn thực vật; có cả hoa văn móng tay trên vai cổ gốm rất mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ từ 500 – 6000C trong vòng 6 giờ, sau đó được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ. Vì vậy, gốm Bầu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang theo vẻ “lung linh của nền văn hóa Chămpa”.

Đến tham quan làng gốm Bầu Trúc, khách du lịch có thể cùng làm gốm với các nghệ nhân, tự tay tạo nên những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc và tha hồ chọn lựa những sản phẩm gốm với giá bán từ vài ngàn đến vài triệu đồng. Tham quan các phòng trưng bày sản phẩm, du khách còn có thể khám phá nhiều điều kỳ diệu ở làng gốm Bầu Trúc này.

Chạy thêm một đoạn nữa là tới thị xã Phan Rang

Phan Rang

Phan Rang cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.

Diện tích: 79,3756 km² (2007)

Dân số: 102.941 người (2007)

Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn. Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam.

Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang-Tháp Chàm ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.

Có các danh lam thắng cảnh:

• Tháp Poklong Glarai

• Bãi biển Cà Ná và vịnh Vũng Rô

• Chùa Ông gần chợ Phan Rang

• Bãi biển Bình Tiên

• Thác Sakai chân đèo Ngoạn Mục – Sông Pha

• Thác Kiềng Kiềng

• Vịnh Vĩnh Hy

Đến đây có các đặc sản đó là nho và nước mắm.

Tại thị xã Phan Rang, có ngã tư Phan Rang. Đây là điểm giao cắt giữa quốc lộ 1A với quốc lộ 27. Rẽ trái là đường đi Đà Lạt

Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km². Dân số 188.467 người

Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” (“Đem sung sướng tới một số người và đem tươi trẻ tới số khác”).

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp.

Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.

cao nguyên Langbiang- tuyến điểm miền Trung
Cao nguyên Langbiang

Cao nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang

Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt.

Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp.

Rẽ phải tại ngã tư Phan Rang là đường đi bãi biển Ninh Chữ.

Bãi Biển Ninh Chữ

Nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang- Tháp Chàm 6km về phía Đông. Đây là một trong chín bãi tắm đẹp của Việt Nam, có chiều dài 10km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, cát trắng mịn, nước trong xanh, không khí trong lành. Xung quanh có rừng dương xanh ngút ngàn, những cánh đồng lúa bát ngát, đầm Nại giàu tôm, cá, mực, núi Đá Chồng, núi Tân An, núi Cà Đú với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một quần thể thiên nhiên hài hòa, hữu tình, khí hậu mát mẻ, nắng ấm quanh năm… Khách du lịch đến đây có thể tắm biển, leo núi, thăm chùa, đình cổ ở núi Đá Chồng (Dư Khánh), xa hơn nữa có thể du lịch dã ngoại ở Vĩnh Hy, săn bắn ở suối nước ngọt, đi canô, mô tô nước quanh bờ biển Ninh Chữ, Đầm Nại, đến Hòn Thiên.

Đi qua ngã tư trên một đoạn là tới huyện Ninh Hải.

Huyện Ninh Hải

Huyện Ninh Hải là một trong bốn huyện của tỉnh Ninh Thuận, nằm ở vị trí Đông – Bắc tỉnh, Bắc giáp Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà, Nam giáp thị xã Phan Rang, Tây giáp huyện Ninh Sơn, Đông giáp biển Đông

Huyện Ninh Hải thuận lợi giao thông. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đều ngang qua địa phận huyện, mạng lưới giao thông liên tỉnh, trong huyện được xây dựng nâng cấp trong những năm gần đây.

Ninh Hải còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Tháp Chàm Hoà Lai, nhiều đình chùa cổ kính, vịnh Vĩnh Hy trong xanh, các căn cứ địa cách mạng: Cà Đú, Bác Ái Đông, chiến khu 17, đặc biệt bãi tắm biển Ninh Chữ quanh năm mát mẻ từ các cơ sở ấy, có thể tổ chức các chuyến du lịch tắm biển, du thuyền Đầm Nại, leo núi, săn bắn, du khảo văn hoá dân tộc, dã ngoại, tổ chức các chương trình về nguồn v.v.v….

Ngay đầu huyện phía bên phải là Tháp Hòa Lai.

Tháp Hoà Lai

Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 9, trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây, khu tháp Hoà Lai hay còn gọi là Tam Tháp là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại. Tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ IX, trước đây gồm 3 tháp trên một diện tích 200m2, rộng 125m, nhưng hiện nay tháp Trung tâm đã bị sụp đổ, chỉ còn 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam.

Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện những mảng điêu khắc đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế, người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo quản.

Chạy trên quốc lộ 1A, qua đèo Cổ Mã chúng ta sẽ đến với một mãnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những bãi biển, những vịnh đẹp trong những bãi biển, vịnh đẹp nhất thế giới đó là tỉnh Khánh Hòa.

Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa có thành phố nổi tiếng là thành phố Nha Trang.

Có diện tích tự nhiên là 5.197 km2.

Dân số khoảng 1.300.000 người (2006).

Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 vịnh lớn. Đó là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km², có núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới.

Mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh là điểm cực đông trên đất liền của nước Việt Nam.

Các dân tộc chính trong tỉnh gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho.

Trước khi trở thành một phần của Đại Việt, Khánh Hòa là một phần của Vương quốc Chăm pa.

Với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, Mộ Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà, Sông Lô, Dốc Lết. Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm, Hòn Mun, Hòn Ông… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du khách… Thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển, đảo

Khánh Hòa có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Evason Hideway tại Ana Mandara (huyện Ninh Hòa) vừa được tờ báo Sunday Times bầu là một trong 20 khu nghỉ tốt nhất thế giới và còn phải nhắc đến khu du lịch mới được thành lập là Hòn Ngọc Việt .

Đến nơi đây các bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như Yến sào, một món ăn chế biến từ tổ chim yến Trầm hương, một loại hương liệu dược liệu quý hiếm từ cây Dó Bầu.

Ngoài ra, cùng với tỉnh bạn Phú Yên, Khánh Hòa là tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm hùm lớn nhất nhì Việt Nam.

Ngoài những đặc sản trên Khánh Hòa còn nổi tiếng với món Nem – Nem Ninh Hòa.

Đến với tỉnh Khánh Hòa, chúng ta sẽ đi qua Cam Ranh.

Cam Ranh

Cam Ranh là một thị xã thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Cam Ranh cách Nha Trang 45 km về phía Nam, nằm bên Quốc lộ 1A. Thị xã Cam Ranh tọa lạc bên Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là một trong ba vịnh tự nhiên tốt nhất thế giới nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch. Thị xã Cam Ranh có Sân bay quốc tế Cam Ranh, sân bay thay thế cho Sân bay Nha Trang kể từ khi Chính phủ có chủ trương chuyển một phần các khu vực quanh Vịnh Cam Ranh sang phát triển kinh tế và Cảng Ba Ngòi, một cảng biển thương mại quốc tế nằm trong Vịnh Cam Ranh, là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Tại thị trấn Ba Ngòi, có 1 con đường đề đi ra cảng Cam Ranh và từ cảng Cam Ranh đi thêm một đoạn nữa là tới vịnh Cam Ranh.

Vịnh Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 – 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn – được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm.

Vịnh Cam Ranh- tuyến điểm miền Trung
Khám phá vịnh Cam Ranh- tuyệt tác của thiên nhiên

Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ.

Sau khi đi tới ngã 3 Cam Đức, nếu rẽ phải và đi theo con đường mới đi Nha Trang, chúng ta sẽ thấy sân bay Cam Ranh.

Sân Bay Cam Ranh

Sân Bay Cam Ranh nằm ở phía bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, có đường cất hạ cánh kích thước 3.048m x 45m, đảm bảo khai thác các loại máy bay A320, A321, B767. Theo các chuyên gia hàng không, sân bay này có điều kiện tĩnh không, môi trường thuận lợi, năng lực khu bay lớn; cự ly vận chuyển hành khách, hàng hóa từ thành phố Nha Trang đến sân bay đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đường cất hạ cánh của sân bay được sử dụng đã lâu; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật chưa đáp ứng được việc khai thác trong điều kiện thời tiết xấu và bay đêm… Hiện tại, sân bay Cam Ranh mới có nhà ga tạm, công suất phục vụ 300 hành khách/giờ cao điểm. Tuy nhiên, do được khai trương trong mùa du lịch, nên Cảng hàng không Cam Ranh đã đưa đón gần 25.000 lượt khách/tháng, tăng hơn 25% so với số lượt khách qua Cảng hàng không Nha Trang trong những tháng trước đó.

Còn từ ngã 3 Cam Đức đi thẳng, nhìn bên trái quốc lộ là vườn xoài Cam Lâm.

Vườn Xoài Cam Lâm

Hiện nay diện tích trồng xoài của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa đều trong tình trạng già cỗi nên ngành nông nghiệp huyện có chủ trương khôi phục và phát triển loại cây trồng nhiều tiềm năng này.

Cam Lâm là một trong những địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Khánh Hòa. Theo số liệu thống kê hiện toàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) có khoảng 3.000 ha xoài các loại.

Hơn thế nữa phát triển du lịch sinh thái tại các vườn xoài trên địa bàn cũng là phương hướng của Cam Lâm. Đây là một trong những chương trình phát triển kinh tế của huyện Cam Lâm, Khánh Hòa trong thời gian tới.

Cũng đoạn Vườn Xoài này, nhìn phía bên kia đường là nhà máy đường Cam Ranh.

Nhà Máy Đường Cam Ranh

Nhà máy đường Cam Ranh khởi công xây dựng từ tháng 9/ 1998, đến năm 2002 được đưa vòa hoạt động. Công suất tối đa của nhà máy lên đên 6000 tấn/ngày.

Nhà máy Đường Cam Ranh hoạt động nhờ vào dòng điện tự cung cấp do được lắp đặt hệ thống lò đốt bã mía để phát điện. Hệ thống từ lò đốt bã qua nồi hơi nước đến buồng quay tua-bin phát điện để vận hành cung cấp điện toàn bộ Nhà máy là một dây chuyền khép kín.

Tiếp theo chúng ta sẽ đến huyện Diên Khánh.

Diên Khánh

Diên Khánh là một huyện của tỉnh Khánh Hòa, và từng là trung tâm của phủ Diên Khánh xưa kia, sau năm 1945, tỉnh lỵ của Khánh Hòa mới chuyển về thành phố Nha Trang.

Huyện Diên Khánh phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Đông giáp thành phố Nha Trang, phía Đông Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh, phía Tây Nam giáp huyện Khánh Sơn và phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh.

Khi tới huyện Diên Khánh, phía bên trái của quốc lộ là mộ của Bác sĩ Yersin.

Mộ Bác Sĩ Yersin

Mộ Bác Sĩ Yersin: Alexandre Yersin sinh năm 1863 tại Thụy Sỹ. Cha gốc Thụy Sĩ, mẹ gốc Pháp. Lúc nhỏ Yersin học ở Thụy Sĩ, lớn lên học tại Pháp, đậu bằng tiến sĩ y khoa ở Pháp và nhập quốc tịch Pháp. Tháng 7/1891, Yersin đến Nha Trang lần đầu tiên.

Đến cuối năm 1899, ông trở lại Nha Trang thành lập viện Pasteur. Gần 50 năm sống độc thân ở Nha Trang, ông đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học, nghiên cứu thành công việc sản xuất thuốc chữa bệnh dịch hạch. Ông sống giản dị, gần gũi với nhân dân xóm Cồn nên được mọi người quý mến. Ông còn tham gia nhiều cuộc thám hiểm và góp phần tìm ra vùng Đà Lạt. Ngày 1/3/1943, Yersin mất tại Nha Trang. Theo di chúc của ông, khi khâm liệm người ta đặt ông nằm sấp, đầu quay về biển, để ông mãi mãi ôm lấy mảnh đất quê hương thứ hai của mình.

Mộ phần của Yersin đặt trên một ngọn đồi nhỏ không tên tại khu vực suối Dầu, huyện Diên Khánh. Ngôi mộ hình chữ nhật xây bằng xi măng, sơn màu xanh mát dịu. Trên bề mặt có hàng chữ: Alexandre Yersin (1863 – 1943). Kế đó là ngôi chùa Long Tuyền, trên điện thờ ảnh Yersin, thờ ngang hàng với các bức tượng Bồ Tát. Yersin là của Pháp, của Thụy Sĩ và của Việt Nam.

Đi thêm một đoạn nữa là sẽ tới Thành Cổ Diên Khánh

Thành Cổ Diên Khánh

Năm 1793, sau khi đánh chiếm được Diên Khánh từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên vùng đất khi ấy còn heo hút một căn cứ quân sự và khu dân cư được vây quanh bởi một tòa thành.

Thành Diên Khánh được xây dựng theo một hình mẫu phổ biến ở phương Tây vào thời kỳ đó. Tường thành có hình lục giác không đều, có chiều dài tổng cộng 2.693 mét, xung quanh là các hào sâu từ 3 đến 5 mét. Tòa thành uốn lượn chứ không thẳng, do đó có thể quan sát dễ dàng hai bên tường. Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000 m2, và có 6 cửa thành ở 6 mặt tường. Qua thời gian, hiện nay còn bốn cửa Đông, Tây, Nam và Bắc, tuy nhiên chỉ còn hai cửa, cửa Đông và cửa Tây là còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh. Theo các tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho… Thành Diên Khánh khi đó trung tâm của Phủ Diên Khánh và cũng là nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương – Khánh Hòa và quân du kích của Khánh Hòa trong thời kỳ chiến tranh với Pháp và Mỹ.

Trước khi đến với tỉnh Phú Yên chúng ta sẽ đi qua huyện Vạn Ninh

Vạn Ninh

Một huyện của tỉnh Khánh Hòa. Ở đây có vịnh Văn Phong một trong những vịnh đẹp của Khánh Hòa, nơi đây còn có nghề đóng tàu truyền thống.

Cách thành phố Nha Trang 80km theo quốc lộ 1A về hướng bắc, qua cầu Cổ Mã rẽ phải là con đường mới uốn lượn ven biển dẫn vào vịnh Văn Phong.

Văn Phong

Văn Phong nằm ở phía bắc trên địa phận hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà. Cách thành phố Nha Trang 50km, cách thị xã Tuy Hoà 35km, chạy từ chân núi Mã Cảnh đến chân phía bắc núi Phước Hà. Được bao bọc bởi bán đảo Hòn Gốm dài hơn 30km, Văn Phong có địa hình rất phong phú, đặc biệt là hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát hấp dẫn và là khu vực có hệ sinh thái đa dạng như rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, động thực vật biển nông ven bờ… hấp dẫn cho rất nhiều loại hình kinh tế.

Văn Phong – Đại Lãnh nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á, với khoảng cách gần như nhau tới thủ đô của các nước trong khu vực. Đây cũng là một ưu thế phát triển du lịch vì chỉ sau 2 giờ bay du khách có thể tới được điểm nghỉ ngơi tuyệt vời với những cảnh quan và môi trường lý tưởng.

Đến Văn Phong không thể không đến bãi Xuân Đừng. Xuân Đừng độc đáo không chỉ vì làng trên bãi chỉ có 11 hộ dân sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, mà còn vì sát với làn nước biển mặn là một nguồn nước ngọt ngầm trong bờ cát

Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, trước khi bước tới đèo Cả chúng ta sẽ qua biển Đại Lãnh

Biển Đại Lãnh

Địa danh Đại Lãnh nằm kề ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km và cách thị xã Tuy Hòa khoảng 30 km.

Từ thị xã Tuy Hòa đi vào, vượt qua đèo Cả, một con đèo lớn là địa giới của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên với 12 km đường đèo quanh co, du khách sẽ thấy hiện ra ngay dưới chân mình một bãi biển khá rộng, dài với nước biển xanh biếc, lấp lánh ánh mặt trời, thuyền bè tấp nập qua lại.

Bãi tắm Đại Lãnh được cấu tạo thuần khiết bởi một thứ cát trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy, lại có độ thoải lớn, có thể bơi lội xa bờ. Kế đó lại có ngay một nguồn nước ngọt chảy ra, hòa vào biển cả, quanh năm không cạn. Từ Đại Lãnh, du khách có thể đi thuyền máy thăm làng chài ở Khải Lương, Đầm Môn là dải đất liền phía cực đông của Việt Nam, hay cảng Vũng Rô kề ngay phía bắc, một địa danh nổi tiếng đã từng là bến cảng bí mật của những “con tàu không số” chở vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào miền Nam, tiếp viện cho chiến trường khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phong cảnh Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh thắng của đất nước. Năm 1836, vua Minh Mạng cho thợ chạm hình phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín chiếc đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) lớn trang trí trước sân Thế Miếu – Huế. Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn.

Bây giờ chúng ta sẽ đi qua đèo cả để đến với tỉnh Phú Yên

Đèo Cả

Với chiều dài chừng 10 kilomet, nhiều đoạn bám lượn quanh co trên vách biển Vũng Rô, Đèo Cả không hùng vĩ như Đèo Hải Vân. Tuy nhiên, những gì mà thiên thiên và lịch sử phô bày ở quần sơn Đèo Cả khiến có thể coi đây là “Đệ nhất hùng sơn” trên con đường thiên lý Bắc Nam.

Vùng núi Đèo Cả – tên chữ là Đại Lãnh – là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đây là một khối đá hoa cương khổng lồ có diện tích chừng 20 ngàn hecta, tạo ra một quần sơn với nhiều đỉnh cao từ 570 đến 2051m, riêng đỉnh Đèo Cả cao 407m.

Thực ra tên Đèo Cả mới có từ thời Pháp thuộc, khi quốc lộ 1A được mở. Trước đó, đường thiên lý Bắc Nam là một tuyến đường núi nhỏ hẹp, hiểm trở, khó đi, nằm về phía tây đường Đèo Cả bây giờ, được gọi là đường Gia Long. Khối núi Đại Lãnh hiểm trở đã góp phần làm dừng bước chân nam tiến của Vua Lê Thánh Tông năm 1471. Nhà vua phải lập một tiểu vương quốc ở vùng đất Phú Yên bây giờ gọi tên là nước Hoa Anh, làm vùng đệm giữa Đại Việt và Chiêm Thành để tránh đụng độ quân sự trực tiếp giữa hai nước

Qua khỏi đèo Cả là chúng ta đến với tỉnh Phú Yên.

Phú Yên

Phú Yên là một Tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, Đông giáp Biển Đông; cách Hà Nội 1.160 km và Tp. Hồ Chí Minh 561 km. Tỉnh Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Tuy Hòa… thuận lợi để phát triển du lịch biển và sinh thái rừng.

Diện tích tự nhiên: 5.045 km2

Dân số: 836.672 người

Có các tuyến QL 1A, QL 25, ĐT-645, đường Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với TP.Qui Nhơn), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại. Bên cạnh đó có hệ thống đường sắt Bắc-Nam; đường hàng không (Sân bay Tuy Hòa – hoạt động từ tháng 4/2003), Cảng Vũng Rô đã đưa vào khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Tỉnh;

Tỉnh có các hệ thống Sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, Sông Cầu…

Chúng ta sẽ đi qua núi Đá Bia, núi này nằm ngay trên đèo Cả.

Núi Đá Bia

Núi Đá Bia nằm trên dãy đèo Cả, phía nam huyện Tuy Hòa. Núi cao 706m, phía đông liền với hòn Bà sát biển, chân núi phía tây là quốc lộ 1A, phía bắc liền với núi Đông Sơn, chân núi phía nam giáp Vũng Rô.

Sườn núi Đá Bia rất dốc với nhiều tảng đá chồng chất lên nhau, cây cối um tùm, đường lên đỉnh khá vất vả. Trên đó một khối đá cao lớn gọi là Đá Bia. Tùy mỗi góc nhìn có thể thấy Đá Bia với những dáng vóc khác nhau. Tại đỉnh núi có độ dốc cao, thấy Đá Bia giống như con sư tử nằm xuôi theo sườn. Ở ngã ba Hảo Sơn – Đập Hàn nhìn lên, Đá Bia hao hao như tháp Nhạn. Từ Bãi Xép – Bãi Bàng (xã Hòa Tâm) trông vào, Đá Bia giống như người ngồi. Tại trường Hòa Tâm nhìn Đá Bia giống như một ông Phật đứng, cũng có thể nói là nhà sư đang xuống núi.

Từ trên đèo Cả các bạn sẽ ngắm được toàn cảnh Vũng Rô. Từ trên cao nhìn xuống thì thật là đẹp.

Vũng Rô

Đã đến được Đại Lãnh mà không lên đèo Cả để nhìn toàn cảnh Vũng Rô và núi Đá Bia – Thạch Bi Sơn thì thật uổng công! Là một nhánh của dãy Trường Sơn, núi Đá Bia nhô hẳn ra biển Đông, kéo dài, tạo thành một bán đảo che chắn gió cho Vũng Rô. Bởi vậy, cảng Vũng Rô tuy rất sâu – nơi sâu nhất có thể tới 15, 16m – mà vẫn quanh năm sóng yên biển lặng. Trước năm 1975, đây từng là cảng quân sự, tiếp tế hậu cần cho hàng loạt căn cứ quân sự kéo dài tới 20km.

Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Du lịch thế giới đã đánh giá Đại Lãnh, Vũng Rô (nằm trong cụm du lịch liên hoàn Văn Phong – Đại Lãnh – Vũng Rô) là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á và Viễn Đông, vượt xa biển Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh với những thắng cảnh tuyệt vời khác trên thế giới.

Tiếp tục chạy trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ đến với thành phố Tuy Hòa.

Thành Phố Tuy Hòa

Thành phố Tuy Hòa nằm ở phía Đông tỉnh, phía Bắc giáp huyện Tuy An, phía Nam giáp huyện Tuy Hòa, phía Tây giáp huyện Phú Hòa, phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển trên 10 km. Thành phố Tuy Hòa là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Tỉnh và rất nhiều các cơ sở công nghiệp, thương mại và dịch vụ, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và nơi tập trung dân cư đông nhất tỉnh Phú Yên

Diện tích: 65 km2

Dân số: 100.250 người – Mật độ: 1542 người/ km

Các danh lam thắng cảnh: Tháp Nhạn, Sông Ba – Cầu Đà Rằng.

Khu du lịch Gió Chiều, Các chùa Hồ Sơn, Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Tịnh, Bảo Lâm, Kim Cang, Khu du lịch Đá Bàn,Núi Chóp Chài (Nựu Sơn), Bãi biển thị xã.

Bây giờ xe của chúng ta sẽ đi qua cầu Đà Rằng, chiếc cầu bắc qua con sông Ba huyền thoại.

Cầu Đà Rằng

Nửa đầu thế kỷ XX, một cây cầu bê tông cốt sắt được bắc qua sông Đà Rằng (Phú Yên). Cầu 21 nhịp, dài 1101m. Thời kỳ ấy số lượng xe ô tô còn ít, nên lòng cầu hẹp chỉ vừa đủ cho một xe ô tô qua lại. Cứ mỗi một quãng ba nhịp lại có một nhịp làm rộng ra hai bên để xe ngược chiều tránh nhau. Xe cộ mỗi ngày một nhiều, giao thông thường bị tắc nghẽn. Chính quyền lúc bấy giờ cho thiết lập lại cây cầu với lối kiến trúc qui mô hơn, lòng cầu rộng đủ cho ô tô chạy ngược chiều thong thả, hai bên lề cầu có chắn song và có lối đi riêng cho khách bộ hành.

Cầu Đà Rằng nối liền thị xã Tuy Hòa và thị trấn Phú Lâm (cũ), là hai nơi dân cư đông đúc. Những đêm mát trời trăng tỏ, cầu là nơi dạo mát, trò chuyện vui đùa, yêu đương tình tự.

Sông Ba

Sông Ba còn có tên khác là Ea Ba, Krông Pa ở thượng lưu, và sông Đà Rằng (đoạn từ Đồng Cam huyện Phú Hòa tới cửa biển) ở hạ lưu. Toàn tuyến sông dài 360km, phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kon Tum, chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên qua các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa đổ ra biển qua cửa Đà Diễn tại thành phố Tuy Hòa.

Diện tích lưu vực ở thượng nguồn 13.220km2. Riêng địa phận Phú Yên, lưu vực chỉ có 2.420km2 và dài 90km. Sông Ba khi chảy đến Cheo Reo (Phú Bổn) nhận thêm nước của phụ lưu Ayun Pa; đến giữa địa giới Phú Yên-Gia Lai, nhận thêm nước của sông Krông Năng (dài 130km); đến địa phận huyện Sơn Hòa nhận nước của sông Hinh (dài 85km, phát nguyên từ núi Chư Mu, Dak Lak) và sông Cà Lúi, sông Thá.

Phù sa sông Ba tạo nên cánh đồng phì nhiêu với diện tích trên 20.000ha. Chẳng những thế trên sông Ba còn có hai công trình thủy điện quan trọng là Ayun Pa và thủy điện sông Ba Hạ.

Cách quốc lộ không xa là sân bay Đông Tác

Sân Bay Đông Tác

Sân Bay Đông Tác là một sân bay tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Hiện nay các chuyến bay này đều sử dụng loại máy bay tầm thấp do ATR (Âu Châu) sản xuất là ATR 72, với động cơ cánh quạt và có sức chứa 60 chỗ ngồi. Trước năm 1975, đây là căn cứ không quân quan trọng của Không lực Hoa Kỳ. Sân bay có 3 đường cất hạ cánh (2835 m, 844 m và 2900 m).

Theo quy hoạch phát triển của Cục Cảng hàng không dân dụng Việt Nam, đến năm 2015 sân bay Tuy Hòa sẽ trở thành một sân bay quan trọng, có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320.

Qua khỏi cây cầu Đà Rằng không xa, ngay bên đường là ngôi tháp Nhạn.

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn, bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1, thị xã Tuy Hoà. Là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ từ thế kỷ thứ 2 trở về trước.

Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 20 m, mỗi cạnh chân tháp dài 11 m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí. Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Đây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Đà Nẵng và Quảng Nam.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960 dưới chính quyền cũ, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp.

Hiện nay trong tháp Nhạn không có bộ thờ và các tượng thờ. Phía sau tháp có một phiến đá lớn cao 1,30 m, mỗi cạnh rộng 0,90 m, dưới chân có chạm hình cánh sen. Dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông có một tảng đá khá bằng phẳng trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) ta thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar. Tảng đá cao 5m, rộng 5 m. Chữ khắc ở khoảng 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại. Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên

Cách tháp Nhạn không xa, nhìn về bên trái xa xa là núi Chóp Chài.

Núi Chóp Chài

Nằm ở phía tây Quốc lộ 1A, cách trung tâm thị xã Tuy Hoà 4 km về phía Bắc thuộc xã Bình Kiến, Chóp Chài còn có tên là Nựu Sơn. Chóp Chài cao 391 m.

Chóp Chài có những dấu tích huyền thoại như Trai Thuỷ tục danh là Hang Dơi, hang này rộng khoảng 5m, chiều sâu hun hút. Trong hang có những tảng đá phẳng lì.

Đông, tây, nam, bắc đều có chùa: Hoà Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Lâm được xây dựng trên lưng sườn núi, nhìn xuống có “Liên trì dục nguyệt” (Trăng tắm ao sen) rộng khoảng 1,2 ha.

Nựu Sơn nằm giữa vùng thiên nhiên tuyệt đẹp, gắn với những giá trị nhân văn, đã đi vào lịch sử ký ức của nhân dân trong vùng, nơi đây sẽ là một điểm du lịch văn hoá, tham quan, ngắm cảnh lý tưởng.

Và tiếp theo chúng ta sẽ đi qua đèo Quan Cau.

Đèo Quán Cau

Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà già không rõ nguồn gốc. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán cau.

Đứng trên đèo Quán Cau nhìn khu vực núi non chung quanh, ta có cảm tưởng như dáng con hạc xoè đôi cách chúc đầu xuống uống nước đầm Ô Loan và ngôi chùa sắc tứ Vĩnh Long nằm trên lưng con hạc ấy.

Đi hết con đèo đi qua Dốc Găng, nhìn bên phải là vùng đầm Ô Loan rộng lớn.

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau, cách thị xã Tuy Hòa khoảng 25km về phía Bắc. Đây là đầm nước lợ, có diện tích tự nhiên khoảng 1.570ha, tiếp giáp các xã An Cư, An Hòa, An Hải, An Hiệp và An Ninh Đông của huyện Tuy An. Đầm được bao bọc bởi núi Đồng Cháy núi Cẩm và cồn cát An Hải với một lạch nước thông ra biển về phía bắc. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng.Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan giống như con phượng hoàng đang sải cánh.

Du khách đến đây để tham quan, cảm nhận vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên và thưởng thức nhiều lọai đặc sản như: Sò huyết, cua, tôm, sứa, điệp, hàu, rau câu…Đặc biệt, sò huyết ở đầm Ô Loan ngon nổi tiếng:

Hằng năm, vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch, lễ hội đua thuyền truyền thống đầm Ô Loan được tổ chức, thể hiện nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của Phú Yên. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham dự nhân dịp xuân về.

Đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận là Di tích thắng

Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ đến thị trấn Sông Cầu.

Thị trấn Sông Cầu

Diện tích : 15.45 km2

Dân số : 19.800 người.

Phía bắc giáp Xã Xuân Phương, tây giáp Xã Xuân Lâm , nam giáp Xã Xuân Thọ I , đông giáp biển.

Nơi đây có vịnh Xuân Đài nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp.

Ngay đầu của thị trấn chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp dưới bàn tay của tạo hóa đó là Ghành Đá Dĩa

Ghềnh Đá Dĩa

Ghềnh Đá Dĩa là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Bãi đá ven biển có hình dạng như hàng ngàn chiếc dĩa xếp thành lớp.

Từ thị trấn Chí Thạnh đi về phía biển, tại xã An Ninh Đông, Tuy An, tỉnh Phú Yên có một ghềnh đá có cấu tạo kỳ lạ vừa được Bộ Văn hóa – thông tin xếp hạng là thắng cảnh quốc gia. Đây là một thắng cảnh kỳ thú hiếm thấy của thiên nhiên.

Nhìn từ xa, khu ghềnh Đá Đĩa rộng hơn 1km2 như một tổ ong khổng lồ. Đá ở đây đều tăm tắp được dựng thành từng cột liền khít nhau. Gồm nhiều tảng đá lớn có màu đen huyền hoặc màu vàng, nửa chìm nửa nổi lên trên biển, xếp đều đặn theo hình ngũ giác. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình vuông, hoặc có hình tròn như chiếc đĩa. Từ xa đứng nhìn, đá giáp liền liền với nhau, hòn nọ gắn với hòn kia đều đặn như một tổ ong. Lại gần, những đá có hình viên trụ chồng lên nhau như nhượng chồng chén, đĩa trong các lò sành sứ. Người ta gọi nơi đây là ghềnh Đá Đĩa.

Du khách đến đây có cảm giác như được chiêm ngưỡng một tác phẩm “trò chơi Lego”. Những viên đá hình tròn và đa giác xếp chồng, khít vào nhau trông thật lạ. Mỗi viên đá có độ cao chừng 60 – 80 cm. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng. Có những chỗ đá lại xếp trải dài hoặc nghiêng nghiêng, trông như những chiếc đĩa đặt chồng lên nhau một cách cẩu thả.

Theo các nhà khoa học, đây là những khối đá bazan được hình thành trong quá trình núi lửa hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm. Khi núi lửa phun, nham thạch trào ra từ miệng núi lửa bị đông cứng lại khi gặp nước lạnh, sau đó toàn bộ khối nham thạch này bị rạn nứt. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, nhưng cũng có một số cột đá bị những đường xiết cắt ngang, tạo thành những hình tròn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa. Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa đã được Bộ Văn hoá-Thông tin xếp hạng là thắng cảnh thiên nhiên.

Chỉ trừ mùa mưa và mùa biển động, còn quanh năm thắng cảnh ghềnh Đá Đĩa đều có thể rộng vòng tay đón khách bốn phương.

Và cũng bên tay phải của bạn là vịnh Xuân Đài.

Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài là một vịnh nhỏ nằm dưới chân dốc Găng thuộc địa phận các xã Xuân Thọ, Xuân Thịnh và thị trấn Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước 130,45 km², được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Khi đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, người ta có thể nhìn thấy quang cảnh của vịnh này với rừng dừa bao bọc khu vực bờ của vịnh và vòng cung núi bao bọc khu vực vịnh Xuân Đài. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hài hòa và thơ mộng. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm dẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào… và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã….

Trong thời kì mở đất, bản doanh của các tướng trấn thủ đất Phú Yên như Văn Phong, Nguyễn Phúc Vinh đều đóng ở đây. Bởi địa thế hiểm trở và lại là cửa khẩu mở ra biển nên nơi này là đầu mối giao lưu ra bên ngoài của Phú Yên, là tiền đồn ngăn chặn các cuộc quấy nhiễu của quân Chămpa.

Ngày nay, Xuân Đài là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo, bãi tắm rất đẹp và hoang sơ. Nơi đây đang được quy hoạch đẻ phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng,du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển.

Xuân Đài còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon, quý như ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú…

Vịnh Xuân Đài có một vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, nên trong thế chiến thứ hai, Xuân Đài là một trong những địa điểm “nhân chứng” của cuộc chiến tàn khốc này. Toàn cảnh Xuân Đài rất nên thơ. Chẳng vì thế mà Tam Thai đã tức cảnh đề thơ vịnh phong cảnh Xuân Đài (vào năm 1948)

Tiếp theo chúng se đi qua cây cầu Bình Phú để đến với tỉnh bình Định.

Bình Ðịnh

Dân số l .46 l .0OO người ( 1999)

Diện tích tự nhiên 6.000km²

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phiá tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp biển Ðông với l 34km dọc bờ biển.

Bình Ðịnh là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh , từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Ðồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo; nơi xuất phát và là thủ phủ cuả phong trào nông dân thế kỷ l 8 với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung; là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân Ðào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan… Bình Ðịnh còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật tuồng, bài chòi…

Tại cầu Bình Phú có hai con đường, một là vẫn tiếp tục đi theo quốc lộ 1A và một là con đường mới để đi vào thành phố Quy Nhơn. Nếu chạy theo đường mới, đi khoảng 35 km chúng ta sẽ tới thành phố Quy Nhơn. Đi trên con đường dọc theo biển và đi lên một ngọn đồi là sẽ tới trại phong Quy Hòa. Và ngay bên đường về phía phải của con đường mới là Ghềnh Ráng Tiên Sa.

Ghềnh Ráng Tiên Sa

Nằm dưới chân núi Xuân Vân, Ghềnh Ráng là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn theo đường cong của eo núi. Sự xâm thực của thiên nhiên, sự mài mòn của sóng biển đã phô bày những khối đá khổng lồ nằm chồng chất lên nhau, tạo ra những hang hốc, hình thù cổ quái, sinh động. Hòn Chồng ở Ghềnh Ráng là một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên đặc sắc bởi chỉ gá vào nhau một cách chỏng chơ, tưởng chỉ một cơn gió thoảng đã ngã đổ, vậy mà cứ đứng sừng sững cùng phong ba, tuế nguyệt. Riêng bãi Đá Trứng với những viên đá tròn nhẵn như một sự xếp đặt lạ kỳ của thiên nhiên…

Sau khi chạy thêm khoảng 35 km thì sẽ tới thành phố Quy Nhơn.

Quy Nhơn

Quy Nhơn, còn viết là Qui Nhơn, là thành phố của tỉnh Bình Định. Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 176 km.

Diện tích là 215 km², dân số khoảng 320.000 người

Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ 11, dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18.

Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn

Tiếp tục đi trên con đường mới này chúng ta sẽ đi dọc theo bãi biển của Quy Nhơn. Một bãi biển cũng khá đẹp. Sau đó nhìn về bên phải là bán đảo Phương Mai.

Bán Đảo Phương Mai

Bán đảo Phương Mai nằm ở phía Đông đầm Thị Nại là hệ thống núi đá xen kẽ những đồi cát chạy dài ra biển, tạo thành bức bình phong che chắn thành phố.

Độc đáo là gần đấy có một hang động sâu thăm thẳm luồn trong bán đảo, mà theo người dân nơi đây, từ trước đến giờ chưa có ai đủ can đảm khám phá hết hang. Điều thú vị nữa là ngay cửa hang là bãi đá cuội xinh xắn giống như vùng biển Cổ Thạch (Tuy Phong, Bình Thuận), du khách đến đây thường không quên nhặt vài viên về làm kỷ niệm.

Còn nếu tại cầu Bình Phú, không đi theo con đường mới cứ đi theo quốc lộ 1A qua đèo Cù Mông chúng ta cũng sẽ đến thành phố Quy Nhơn.

Đèo Cù Mông

Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 6 km, từ km 1.243 đến km 1.249, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%. Đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao, dễ gây ra tai nạn gia thông. Về địa lý, đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên.

Qua khỏi đèo Cù Mông, chúng ta sẽ đi qua ngã 3 Phú Tài và ga Diêu Trì đến ngã 3 Bà Di có quốc lộ 19 đi Pleiku. Trên đoạn đường này các bạn sẽ được thấy Hầm Hô và bảo tàng Tay Sơn.

Hầm Hô

Cách thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định) chừng 7km về hướng tây nam, Hầm Hô là một dải liên hoàn bậc thang gồm suối, thác, hồ, sông, lạch trải dài hơn 2km. Toàn cảnh non xanh nước biếc Hầm Hô hiện ra còn nguyên nét hoang sơ kỳ ảo, mờ trong sương núi đôi bờ hạ lưu sông Kút – đứa con sinh đôi của dòng sông Kôn – một thời binh đao, xào xạc dâu xanh và cát trắng. Hầm Hô trở thành huyền thoại từ chính cái tên của mình.

Hầm Hô – một trong những căn cứ địa của nghĩa binh Tây Sơn, nơi đã gắn liền với tên tuổi người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh tụ kiệt xuất của phong trào nông dân cuối thế kỷ 18.

Từ ngã 3 Bà Di đi thẳng, bên trái là thành cổ Đồ Bàn.

Thành Cổ Đồ Bàn

Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.

Kết quả hình ảnh cho Thành Cổ Đồ Bàn quy nhớn

Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.

Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471 sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau khi đổi thành phủ Hoài Nhơn trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.

Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách “Lê Quý Dật sử” có chép: “Nhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa dắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện”. Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.

Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu.

Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.

Theo “Đồ Bàn Thành ký” của Nguyễn Văn Hiển thì thành Hoàng đế được xây dựng trên nền đất cũ của thành Đồ bàn và chỉ mở rộng về phía đông, kéo dài chu vi đến 15 dặm.

Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình.

Trong Tử Cấm Thành hiện còn giữ 5 con nghê đá và hai con voi đá, là những di vât quý báu của nghệ thuật Chămpa còn sót lại.

Hiện nay, thành cổ Đồ bàn, còn gọi là thành Hoàng Đế hay là thành Bình Định đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia cần được bảo tồn và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của Bình Định.

Ngay gần với Thành Cổ là Tháp Cánh Tiên.

Tháp Cánh Tiên

Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc.

Tháp xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ bà Nữ Thần Y A Na.

Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời.

Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định. Kết cấu gồm tiền sảnh và điện thờ (tiền sảnh bị đổ sụp). Phía ngoài thân tháp, các mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhô ra. Khác với các tháp chàm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng sa thạch ở nửa phía ngoài các cột ốp tường và các góc diềm mái. Tại bốn góc ở mỗi tầng của tháp có các chi tiết bằng đá hình đuôi phượng nhô ra.

Đi thêm một đoạn nữa, nhìn bên tay phải là chùa Thập Tháp.

Chùa Thập Tháp Di Đà

Chùa nguyên do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1683, tính đến nay đã hơn 300 năm tuổi. Năm 1691, chùa được vua Lê Hiển Tông ban biển ngạch đề “Thập Tháp Di Đà tự” và mang tên đó cho tới bây giờ.

Ngôi chùa cổ kính này cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 28km về phía bắc. Chùa nằm trên ngọn đồi mang tên Long Bích, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mặt trước chùa là hồ sen rộng 500m2 được xây bằng đá ong, quanh năm sen nở thơm ngát một vùng, bao bọc sau lưng và phía bắc chùa là sông Côn và sông Bàn Khê.

Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung được xây dựng vào thời Lê – Nguyễn thì chùa Thập Tháp ở Bình Định là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và cái mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, trang nghiêm. Năm 1990, chùa Thập Tháp Di Đà được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia.

Đến Quy Nhơn, có 1 thứ nổi tiếng khắp cả nước đó chính là rượu Bầu Đá, loại rượu này dược làm tại một xóm cũng mang tên xóm Bầu Đá.

Bàu đá

Bàu đá thuộc xã Cù Lâm – huyện An Nhơn – tỉnh Bình Định. Xóm Bàu đá nằm cạnh một nơi xưa kia là Bàu đá, là một ao nước nhỏ ở giữa có hòn đá lớn nên được gọi là Bàu đá. Theo thời gian, đất cát trôi xuống và do cả con người nữa nên ngày nay đã thành một ruộng lúa xanh tốt, ngay cả hòn đá cũng đi đâu mất không ai biết.

Rượu Bàu Đá

Rượu Bàu Đá còn gọi rượu Bầu Đá là tên một loại rượu đế, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ. .

Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Bàu Đá xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu. cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Rượu Bàu Đá được chưng cất tại làng Bàu Đá, khác với các loại rượu khác trên thị trường vì sự kết hợp giữa gạo lên men và nước thiên nhiên tiệt trùng lấy từ các nguồn suối ngầm dưới lòng đất tại làng này.

Theo những người sành rượu, rượu Bàu Đá có những nét riêng ít loại rượu nào có được. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến người ta giật mình, e ngại.

Đi qua xóm Bầu Đá một đoạn, nhìn bên phía trái quốc lộ là sân bay Phù Cát ori62 chúng ta đi qua đèo Nhông tới thị trấn Tam Quan. Tiếp tục đi theo quốc lộ 1A qua thêm đèo Bình Đô chúng ta sẽ đến với tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi

Tổng diện tích: 513.520 ha

Dân số: 1.271.370 người (2004).

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía bắc.

Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt.

Tỉnh có các khu công nghiệp:

• Khu công nghiệp Quảng Phú (Thành phố Quảng Ngãi)

• Khu công nghiệp Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh)

• Khu công nghiệp Phổ Phong (huyện Đức Phổ)

• Khu kinh tế Dung Quất (tiền thân là khu công nghiệp Dung Quất, huyện Bình Sơn) trong đó quan trọng nhất là Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và nói đến Văn hóa Chăm Pa không thể không kể đến hệ thống thành lũy Chàm. Nói đến Quảng Ngãi người ta thường nghĩ ngay đến “núi Ấn sông Trà”, khu kinh tế số 1 Việt Nam Dung Quất với thành phố Vạn Tường tương lai. Quảng Ngãi là quê hương của Trương Định, Lê Trung Đình; nơi chôn nhau cắt rốn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương, cố Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Kiên, Quyền Trưởng ban Kinh tế Trung ương Võ Đức Huy…; quê hương của những tướng Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Nguyễn Đôn,…; nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh, NSND Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh…

Ở đây có các Lễ hội:

• Lễ hội nghinh cá Ông

• Lễ hội đâm trâu

• Lễ hội cầu ngư

• Lễ hội đua thuyền truyền thống.

Tới Quảng Ngãi, chúng ta sẽ đi qua huyện Đức Phổ.

Đức Phổ

Đức Phổ là huyện nằm về phía đông nam tỉnh Quảng Ngãi. Đức Phổ có diện tích là 381,86 km2 và dân số là 150.166 người. Huyện có 14 xã và thị trấn. Địa hình của huyện khá phức tạp do dãy Trường Sơn đâm ra sát biển. Phía bắc giáp huyện Mộ Đức, nam giáp huyện Tam Quan, tỉnh Bình Định, tây giáp huyện Ba Tơ và phía đông giáp biển Đông.

Đức Phổ có nhiều cụm công nghiệp, làng nghề, như làng muối Sa Huỳnh (đặc sản Quảng Ngãi) và khu công nghiệp Phổ Phong đang kêu gọi đầu tư.

Về đường bộ, huyện có quốc lộ 1A, cùng với tuyến đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh đã được quyết định xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ Việt Nam. Về đường biển, huyện có cảng Sa Huỳnh. Đường sắt thống nhất cũng chạy qua huyện.

Huyện Đức Phổ là nơi công tác, chiến đấu của Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Huyện có thắng cảnh đẹp như bãi biển Sa Huỳnh. Đây cũng là nơi các dấu tích (như mộ chum, đồ tùy táng, gò Ma Vương) của nền văn hóa Sa Huỳnh ( Thông tin về Văn hóa Sa Huỳnh ) (cách đây khoảng 2000 đến 3000 năm) được tìm thấy. Phía đông nam Sa Huỳnh có đảo khỉ với đàn khỉ gần 500 con. Ở Sa Huỳnh cũng có bia đá khắc chữ Phạn ( Làng Thạch Bi ). Nơi đây đang được tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch chi tiết và xây dựng thành khu du lịch Sa Huỳnh.

Tại Đức Phổ chúng ta sẽ đi ngang qua biển Sa Huỳnh.

Bãi Biển Sa Huỳnh

Nằm dọc theo Quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

bãi biển Sa Huỳnh- tuyến điểm miền Trung
Bãi biển Sa Huỳnh

Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh là bờ cát trắng mịn trải dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì. Biển Sa Huỳnh nổi tiếng bởi làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏ với thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dân địa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Khu Ông, hòn Son…

Đến với Sa Huỳnh, du khách sẽ không chỉ được tận mục sở thị những lễ hội văn hóa dân gian của ngư dân nơi đây như: hát bả trạo, hát Bài chòi, lễ cầu an trước khi ra khơi bắt cá…, mà còn được tận tay sờ những tấm văn bia, những dòng chữ cổ có cách đây hàng chục vạn năm, để tự hào rằng mình đã được đến với một nền văn hóa cổ của dân tộc: văn hóa Sa Huỳnh.

Còn có biết bao điều kỳ diệu khác đang chờ bạn, nếu có dịp đi tham quan du lịch đến bãi biển Sa Huỳnh.

Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa, bên trái của quốc lộ có trạm xá Phổ Cường.

Bệnh Xá Đặng Thùy Trâm

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm nằm ở xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ) cách thành phố Quảng Ngãi 50 km về hướng nam. Ở đây, kể từ ngày khởi công xây dựng hồi cuối tháng 3-2006, lúc nào cũng sôi động tiếng máy nổ, tiếng cười nói xôn xao của mấy chục công nhân. Tinh thần làm việc hăng say, quên mình của họ, gợi nhắc hình ảnh đẹp đẽ của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm ngày nào…

Công trình Bệnh xá Đặng Thùy Trâm do bạn đọc Báo Tuổi Trẻ tặng, xây dựng tại trung tâm xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi với tổng kinh phí dự kiến 6,1 tỷ đồng, đã khởi công ngày 24-3, dự kiến cơ bản hoàn thành vào ngày 2-9, khánh thành vào ngày 22-12-2006. Công trình do Công ty Xây dựng Thanh Niên – Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận thi công.

Tới ngã 3 Thạch Trụ có quốc lộ 27 đi Kon Tum. Quốc lộ 24 dài 172Km bắt đầu từ QL1A tại Ngã ba Thạch Trụ, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi đến Thị xã Kon Tum tỉnh Kon Tum.

Đi qua ngã 3 Thạch Trụ, tới thị trấn Mộ Đức các bạn sẽ thấy nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng nằm bên phải của quốc lộ.

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vừa được khởi công xây dựng tại quê hương của Bác Đồng – xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác (1.3.1906 – 1.3.2006). Với diện tích hơn 2 ha, khu lưu niệm sẽ là nơi lưu giữ những kỷ vật thuở sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là nơi đón nhân dân và du khách đến tham quan.

Tiếp theo chúng ta sẽ đi qua thành phố Quảng Ngãi

Thành Phố Quảng Ngãi

Thành phố Quảng Ngãi có trên 3.700ha đất tự nhiên, gần 134.000 nhân khẩu và có 10 đơn vị hành chính trực thuộc.

Thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Quảng Ngãi.

Thành phố Quảng Ngãi có 3.712 ha diện tích tự nhiên và 133.843 nhân khẩu.

Địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi: phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; phía Nam, phía Đông và phía Tây giáp huyện Tư Nghĩa.

Sau khi qua cầu Trà Khúc nối huyện Sơn Tịnh với thị xã Quảng Ngãi, bên phải quốc lộ có con đường biển Mỹ Khê, qua đoạn dường này chúng ta sẽ đi ngang qua núi Thiên Ấn.

Thiên Ấn

Thiên Ấn là ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Núi cao 100m, tựa hình một chiếc ấn, bốn phía sườn có hình thang cân. Giữa thiên nhiên thoáng đãng, ngọn núi như chiếc ấn của trời cao niêm cạnh dòng sông xanh nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà.

Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là “đệ nhất phong cảnh” của tỉnh Quảng Ngãi với mỹ danh “Thiên Ấn niêm hà”, tức ấn trời đóng trên sông. Sông ở đây là sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, núi Thiên Ấn từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi.

Trên đỉnh núi có ngôi chùa cổ nằm dưới bóng cây cổ thụ, được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biển ngạch vào năm 1716. Cũng trên đỉnh núi còn có một khu bảo tháp gìn giữ thi hài các vị sư tổ trụ trì và mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947).

Núi Thiên Ấn là đệ nhất thắng cảnh và là “núi thiêng” của người Quảng Ngãi. Năm 1990 núi Thiên Ấn – chùa Thiên Ấn – mộ cụ Huỳnh đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích quốc gia

Từ núi Thiên Ấn đi thêm khảng 6 km nữa là tới biển Mỹ Khê.

Bãi Biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đỏ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú.

bãi biển mỹ khê- tuyến điểm miền Trung
Bãi biển Mỹ Khê – Quảng Ngãi

Hàng năm khách đến bãi biển Mỹ Khê ngày càng đông. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.

Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, tới thị trấn Châu ô, phía bên phải quốc lộ có con đường vào Dung Quất.

Dung Quất

Dung Quất là Khu Kinh tế Tổng hợp, phát triển đa ngành – đa lĩnh vực.

Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc-hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản xuất lắp ráp ô tô…

Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu…

Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi-giải trí, du lịch…(gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp-dịch vụ).

Tổng diện tích: 10.300,0 ha

(Đến năm 2020, dự kiến sẽ mở rộng Khu Kinh tế Dung Quất; với tổng diện tích trên 20.000 ha)

Từ thị trấn Châu Ô đi thêm một đoạn nữa là tới tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam

Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện nay tỉnh Quảng Nam có 16 huyện, thị xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dự kiến dân số năm 2005 là 1,45 triệu người.

Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng.

Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du lịch miền Trung: Huế – Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ. Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu. Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Đến Quảng Nam chúng ta sẽ đi qua huyện Núi thành.

Núi Thành

Núi Thành là một huyện ven biển thuộc phía nam của tỉnh Quảng Nam giáp với Thị xã Tam Kỳ về phía bắc và Quảng Ngãi về phía nam. Nó có diện tích là 528,2 kilômét vuông và dân số là 131.2000 người (1997). Là nơi đã diễn ra trận đụng độ đầu tiên giữa quân đội viễn chinh Mỹ và quân đội Việt Nam, thời chiến tranh.

Đồi núi ở phía tây và đồng bằng ở phía đông. Hai sông Trường Giang và Tam Kỳ chảy qua huyện này. Bờ biển ở huyện này dài 37 kilômét, có cảng Kỳ Hà và căn cứ Chu Lai, chạy dài hơn 10km, là khu quân sự của Mỹ hồi xưa, có phi trường. Ngày nay là sân bay phục vụ dân sự và khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất. Hồ Phú Ninh nằm thuộc tỉnh này, có diện tích mặt nước 4.500 hecta. Vùng đồi núi ở đây có vàng và chì. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua huyện này.

Ngay đầu huyện Núi Thành nhìn bên phải là sân bay Chu Lai.

Sân Bay Chu Lai.

Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai nhằm mục đích phụ vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Hiện nay, mỗi tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.

Trong thời gian tới ngành hàng không sẽ tiếp tục mở tuyến bay Chu Lai – Hà Nội và các đường bay nội địa nối các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước với Chu Lai.

Vẫn đi trên quốc lộ 1A chúng ta sẽ tới thành phố Tam Kỳ.

Thành Phố Tam Kỳ

Theo sử liệu, Tam Kỳ ngày nay là cùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên – Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, đời vua Thành Thái, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ.

Thành phố Tam Kỳ được thành lập ngày 29/9/2006 của Chính phủ, diện tích gần 93Km2, dân số gần 12 vạn người. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai.

Đoạn qua thị trấn Duy Xuyên, phí bên trái quốc lộ có 1 con dường dẫn vào thánh địa Mỹ Sơn

Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

thánh địa Mỹ Sơn- tuyến điểm miền Trung
Thánh địa Mỹ Sơn- nơi ghi dấu ấn một thời vàng son

Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc – thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa – thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.

Từ thị trấn Duy Xuyên chúng ta sẽ đi tới huyện Hòa Vang.

Hòa Vang

Hòa Vang là một huyện nằm bao bọc quanh phía tây thành phố Đà Nẵng. Diện tích 737.5 km². Dân số 106.746 – năm 2005. Huyện có diện tích bằng hơn 80% diện tích của thành phố Đà Nẵng (không kể đảo Hoàng Sa).

Hòa Vang giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế (phía bắc), quận Liên Chiểu (đông bắc), quận Thanh Khê, quận Ngũ Hành Sơn (phía đông), tỉnh Quảng Nam (phía nam và phía tây).

Hòa Vang là địa danh nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.Đây là địa phương có nhiều địa danh đẹp và thơ mộng như khu du lịch sinh thái rừng Bà Nà, Suối Mơ, hồ thủy lợi Hòa Trung, hồ thủy lợi Đồng Nghệ, sông Cu Đê mang tôm cá vùng biển lên với đồng bào thượng nguồn và sản vật vùng cao như gỗ, nông sản về đồng bằng.

Tới ngã 3 Điện Bàn, đi khảng 10 km là tới Hội An.

Hội An

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã đươc công nhận là đô thị loại III và đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Phố cổ Hội An- tuyến điểm miền Trung
Phố cổ Hội An

Các di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An : Chùa Cầu, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quảng Đông, Chùa Ông, Quan âm Phật tự Minh Hương, Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Trương, Bảo tàng lịch sử văn hóa, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I,II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú : Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hoá Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng… bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thuỷ sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hoá trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một Cảng-Thị sơ khai, là nền móng cho các Cảng-Thị sau này.

Thế kỉ thứ 2 – Thế kỉ 15

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hình

Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.

Thế kỉ 15 – Thế kỉ 19

Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 – thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.

Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.

Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hoà thế giới.

Tới Hội An, thuê tàu hoặc mua vé tàu các bạn sẹ được chở ra Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên “Champello” lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) “Pulau Champa”. Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Vào đầu thể-kỷ 21, Khu Bảo Vệ Thiên Nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo. Thảm thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật. Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài.

Chạy theo con đường Điện Bàn – Điện Ngọc, chúng ta sẽ đi ngang qua Ngũ Hành Sơn. Đây là con đường rất đẹp vì nó chạy dọc theo bờ biển.

Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn là một cụm 5 hòn núi ở cách thành phố Ðà Nẫng chừng 5 cây số về phía Ðông Nam trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụm núi này có 5 hòn mang tên: hòn Kim, hòn Mộc, hòn Thủy, hòn Hỏa, hòn Thổ. Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ là năm ngón tay vì từ trên không nhìn xuống thì thấy như năm ngón tay ấn xuống đất, người dân Quảng Nam thì gọi nó là Núi Non Nước, và người Pháp ghi trên bản đồ địa dư và đặt tên nó là Núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho nó.

 

Người Chàm lúc còn cai trị phần đất Quảng Nam đã giải thích 5 hòn núi này là do vỏ trứng của Thần Kim Quy (rùa vàng) sinh ra do một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông thuật lại. Một hôm thấy Nữ Thần Naga mang cho một cái trứng, để thần Kim Quy cất giữ từ phía sông Ðà Nẵng để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái rồi Thần Kim Quy cho ẩn sĩ một cái móng rùa thì trứng này trở thành to lớn một cách kỳ dị.

Nơi đây, các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động. Những di tích văn hoá lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Phủ,… Tất cả chứng minh hùng hồn về Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

Từ Ngũ Hành Sơn các bạn sẽ thấy biển Non Nước.

Bãi Biển Non Nước

Như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, bên thềm cát trắng, bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn… phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là môn trượt sóng (surfing). Vào năm 1993, đã diễn ra tại đây cuộc thi trượt sóng quốc tế với sự tham dự của gần 40 vận động viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động, thâm nghiêm, hoành tráng; dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò để thả hồn cùng non nước Ngũ Hành Sơn.

Sau đó chúng ta sẽ đi vào thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong những đô thị loại 1 của Việt Nam.

Thành phố có diện tích 1.256,53 km

Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

Đà Nẵng nằm vào trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào.

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Mì Quảng: là một món ăn rất phổ biến của người miền Trung. Ngày nay khi nói đến Mì Quảng không nhất thiết là nói đến món ăn đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung. Đến với Đà Nẵng thì co rất nhiều đặc sản như: Bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, Thịt bê thui, Bún chả cá, Bún mắm, Bánh khô mè, Nước mắm Nam Ô.

Tiếp tục đi trên con đường Điện Bàn-Điện Ngọc chúng ta sẽ tới Bảo Tàng nghệ thuật Chăm.

Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khắc Chăm

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Tọa lạc tại số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, nằm ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng được chính thức khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915 với sự giúp đỡ của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội. Năm 1936, công việc xây dựng được hoàn thành. Năm 2002, bảo tàng được cải tạo và mở rộng thêm. Hiện nay, bảo tàng có tổng diện tích là 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².

Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 và được phân theo các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.

 

Tiếp tục chúng ta sẽ tới bán đảo Sơn Trà.

Sơn Trà

Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Trong dáng nhoài người vươn ra biển, Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn bão giông cho thành phố.

bán đảo sơn trà- tuyến điểm miền Trung
Bán đảo Sơn Trà

Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693 m so với mực nước biển; giống hình một cây nấm, đầu nấm là núi Sơn Trà và thân nấm là bãi cát bồi, lắng đọng, tạo nên những bãi cát vàng đẹp đẽ, trong lành. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia, nổi tiếng là nơi có thảm thực vật đặc sắc với nhiều loại thú rừng quí hiếm như hươu, nai, khỉ, vượn, đười ươi, voọc chà vá, gà mặt đỏ… cảnh vật thiên nhiên nơi đây rất quyến rũ; dân gian đồn rằng các vị tiên từ trên trời thường chọn bãi cát nơi đây để giáng trần, ca múa, đánh cờ với nhau… nên còn có tên là Tiên Sa.

Và ngay dưới chân núi, với những bãi san hô tuyệt đẹp, đầy màu sắc sẽ là nơi lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch lặn.

Từ thành phố Đà Nẵng, chạy ra ngã 3 Huế và đi về thị trấn Liên Chiểu chúng ta sẽ đến với khu du lịch Bà Nà. Đi qua cầu Nam Ô, nhìn về bên phải là biển Xuân Thiều.

Bãi Biển Xuân Thiều

Cách bãi biển Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều – một địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử – tháng 3 năm 1965, lữ đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào đây, mở đầu cho chiến lược ‘Chiến tranh cục bộ” của Mỹ tại Việt Nam.

Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính Mỹ vì đây là khu quân sự, có sân bay dã chiến và kho quân nhu của Mỹ, cùng hệ thống bố phòng bảo vệ thành phố Đà Nẵng từ phía Bắc. Binh lính Mỹ gọi bãi tắm Xuân Thiều là ‘Red Beach” (tức Biển Đỏ – có lẽ do cảm giác trực quan khi nhìn bình minh lên và cả lúc mặt trời lặn, mặt nước biển phản chiếu có màu đỏ).

Từ năm 1992, khu du lịch Xuân Thiều được thành lập. Hệ thống dịch vụ tương đối liên hoàn, đầy đủ bao gồm khách sạn, nhà hàng, một số dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ tắm biển… có thể đáp ứng nhu cầu của khách.

Từ đây chúng ta sẽ tới đèo Hải Vân

Đường Hầm Xuyên Hải Vân

Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Được khánh thành vào năm 2005

Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.

Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.

Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.

Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.

Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m.

Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³.

Qua hết đèo Hải Vân là chúng ta đã đến địa phận của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên-Huế

Thừa Thiên-Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng

Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km², dân số năm 2005 là 1.134.480 người.

Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.

Thời Nguyễn, Thừa Thiên là phủ. Thời thuộc Pháp được đổi làm tỉnh. Năm 1976, tỉnh sát nhập với Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên. Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên-Huế.

Khi tới Huế, theo quốc lộ 1A chúng ta sẽ đi qua huyện Phú Lộc. Phía bên phải quốc lộ 1A là Lăng Cô

Lăng Cô

Khu du lịch Lăng Cô là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm quốc gia. Với diện tích gần 14.000 m2, địa điểm này kết hợp được vẻ hoang sơ của rừng núi và không gian thoáng đãng của biển cả.

Nằm gần khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô kết hợp được không khí hoang sơ của rừng núi và đặc trưng ồn ào, nhộn nhịp của vùng biển nhiều tàu thuyền qua lại. Du khách đến với Lăng Cô theo nhiều nhóm khác nhau, người đến để câu cá, lặn biển, người khác muốn leo núi, thăm rừng. Cũng có cả những du khách lớn tuổi ghé Lăng Cô đơn giản là để tĩnh dưỡng. Con người hiền hòa, khí hậu lúc mưa không mưa nhiều, khi nắng không nắng quá, cảnh quan trật tự, ngăn nắp. Khu nghỉ dưỡng Lăng Cô có khoảng 70 phòng, trong đó 45 phòng là dạng biệt thự có kiến trúc theo kiểu nhà vườn Huế. Cây xanh xen lẫn cảnh vật, nơi đây đầy đủ tiêu chuẩn của khu nghỉ mát 4 sao. Với những du khách mới đến, từng nhịp cầu cong đặt bên những chiếc ô che kiểu Hawaii, tán thông xanh mơ màng ngay cạnh những gốc cau cảnh… mang một vẻ đẹp rạng ngời, giống y như màu nắng và màu cát trắng nơi đây.

Ở Lăng Cô, ẩm thực của Huế và Đà Nẵng hòa hợp với nhau nhịp nhàngvà ăn ý. Món bánh canh ngọt lịm vị chả cua, đĩa ghẹ luộc nguyên con đỏ au mời gọi, bát bún riêu có thêm miếng càng cua đã bóc vỏ trắng muốt ăn cho vui miệng… Ăn xong thì hiểu thế nào là miếng ngon nhớ đời

Ngay phía bên phải quốc lộ là đầm Lăng Cô.

Đầm Lăng Cô

Đầm Lăng Cô là một vùng nước rất độc đáo. Với diện tích 1.800ha nước lợ, đầm Lăng Cô còn là một nguồn tài nguyên quí giá với đủ các loài thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn, như: hải sâm, sò huyết, cá ngựa, cá mú, cá hồng; các loài tôm (sú, rằn, bạc, he, đất); các loài rắn biển, lươn, lụy, lịch; cua, ghẹ… Nhiều dự án du lịch trên đầm Lăng Cô đang chờ ngày khởi động.

Trước khi vào thị trấn Phú Lộc chúng ta phải đi qua đèo Phước Tượng, quý khách nhìn bên trái là dãy núi Bạch Mã.

Núi Bạch Mã

Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã.

Núi là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển. Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng nằm cách Huế 60 km về phía Nam.

Núi Bạch Mã có đỉnh cao 1.450 m. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối, rừng, … Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Bạch Mã nằm cách biển chỉ có 18 km nên hòa với không khí của rừng núi là chút hương vị của biển.

Vào những năm từ 1916 đến 1925, Bạch Mã lúc này chỉ là một khu rừng núi hoang sơ, chưa ai khai phá nhưng đến cuối năm 1925, các kế hoạch về bảo tồn và thành lập

Đoạn đường ngay thị trấn Phú Lộc, bên phải quốc lộ là đầm Cầu Hai.

Phá Tam Giang- đầm Cầu Hai

Một nét đặc sắc trong tổng thể địa hình ở Thừa Thiên – Huế là sự hiện diện của đầm phá nước lợ mênh mông bên cạnh rừng núi, đồng bằng và biển Đông. Đầm phá Thừa Thiên -Huế phân bố trên một chiều dài 68km chạy từ cửa sông Ô Lâu ở phía bắc đến chân núi Vĩnh Phong.

Ở phía nam qua địa phận của 31 xã thuộc 5 huyện ven biển, với tổng diện tích mặt nước là 248,7km2, chiếm một nửa diện tích đầm phá ven bờ biển của cả nước ta. Những đầm phá có thể nhắc đến đó là: Phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai…

Phá Tam Giang rộng 52km2, dài 24km, kéo từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, rộng trung bình 2,5km, sâu chừng 1,6m, dốc dần về phía cửa sông Hương. Đầm Sam và đầm Thủy Tú dài khoảng 33km, chạy từ cửa sông Hương đến thủy vực đầm Cầu Hai, rộng trung bình 1km, như một lạch triền dốc về phía nam, sâu từ 1,5m đến 2m, diện tích mặt nước chiếm 60km². Đầm Cầu Hai rộng lớn với diện tích 104km², dài chừng 13km, đáy hơi gồ ghề nhưng có dáng của một lòng chảo hình bán nguyệt, kéo từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, sâu từ 1 đến 1,5m về phía Đá Bạc có nơi sâu đến 3m.

Ngoài những giá trị về kinh tế khai thác và điều hòa hệ sinh thái vùng duyên hải, đầm phá Thừa Thiên – Huế còn là một khu du lịch, giải trí với nhiều nét độc đáo.

Ngao du trên mặt nước đầm phá, du khách có thể làm quen với vô vàn cách thức đánh bắt thủy sản rất hấp dẫn của cư dân sông nước, được tha hồ thưởng thức hương vị đậm đà thơm ngon của những loài cá tôm nước lợ đặc trưng. Những bãi ngầm, những đồng cỏ hoang tập trung nhiều đàn cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời… bơi trắng mặt nước, dễ khiến cho các nhà sinh thái, du khách khoa học phải ngẩn ngơ thích thú. Những bờ cát đẹp, mặt nước mênh mông cũng chính là điều kiện cho du khách tắm biển, nghỉ mát và chơi các trò chơi giải trí như câu cá, bơi thuyền, lướt ván… trên đầm phá.

Qua khỏi đầm Cầu Hai một đoạn, cũng về phía bên trái phải là sân bay Phú bài.

Sân Bay Quốc Tế Phú Bài

Sân bay quốc tế Phú Bài được xây dựng từ thời còn thực dân Pháp, người Pháp xây dựng sân bay này nhằm phục vụ kinh thành Huế. Nó được sửa chữa nâng cấp nhiều lần như kéo dài đường băng để tiếp nhận các máy bay lớn; hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thoát nước, hệ thống đèn dẫn đường.

Cách 15 km về phía nam thành phố Huế, (thuộc thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ – tỉnh Thừa Thiên-Huế), Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài hiện có đường băng dài 2800 m, rộng 45 m, có đèn chiếu sáng phục vụ các chuyên bay đêm.

Sân bay này có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như Airbus A320, Boeing 747. Năm 2007, sân bay này tiếp nhận 800.000 hành khách. Dự kiến năm 2010, số lượng khách thông qua sân bay này sẽ vượt quá 1 triệu người. Sân bay này xếp thứ 4 tại Việt Nam về số lượng khách (sân bay xếp thứ 5 là Sân bay quốc tế Cam Ranh với lượng khách xấp xỉ 500.000 trong năm 2007 và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn).

Đi qua sân bay một đoạn chúng ta se tới thành phố Huế.

Huế

Huế là một thành phố ở miền Trung và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô một thời của Việt Nam, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.

Sự xuất hiện của địa danh “Huế”

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào,

Đến với Huế, một mãnh đất gắn liền với lịch sử. Triều Nguyễn đã để lại cho nơi đây rất nhiều các công trình kiến trúc cổ, có giá trị tiêu biểu là kinh thành Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Khỉa Định, chùa Thiên Mụ…. Bên cạnh đó, được thiên nhiên ban tặng cho những thắng cảnh tự nhiên rất đẹp. Và dưới đây là các điểm tham qua tiêu biểu của Huế.

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.

Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long băng hà, hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công việc mở mang đất nước, đưa nước Đại Nam lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ. Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.

Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.

Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.

Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Lăng khởi công ngày 4-9-1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy và kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn hơn: 117 m x 48,5 m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình.

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã để lại dấu ấn trên những công.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình, và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi.

Giữa kiến trúc lăng và thiên nhiên có sự gần gũi, bổ trợ. Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa cùng thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh. Chính vì thế, Lăng Tự Đức thật sự là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình.

 

 

Chùa Thiên Mụ

Nói đến Huế, ngoài những lăng tẩm cung điện của triều Nguyễn phải kể đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất trong số hàng trăm ngôi chùa cổ hiện nay ở cố đô Huế, đó là chùa Thiên Mụ. Đã hơn bốn trăm năm qua, trải qua bao vật đổi sao dời, chùa Thiên Mụ vẫn uy nghiêm bên dòng sông Hương thơ mộng. Tiếng chuông chùa Thiên Mụ từ bao đời nay đã được coi như một âm hưởng đặc trưng của xứ Huế.

Xưa kia nơi đây là một quả đồi hoang thuộc làng An Ninh, huyện Hương Trà, nay là phường Kim Long, thành phố Huế. Đầu thế kỷ XVII để tránh sự kìm hãm của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa để gây dựng cơ đồ riêng. Lúc đó trong dân gian đang lưu truyền một huyền thoại rằng trên đồi thường xuất hiện một bà già tóc bạc, áo đỏ, quần xanh nói rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến đây lập chùa thờ Phật để tụ linh khí”. Nguyễn Hoàng thấy mình đang được lòng dân nên tự nhận là chân chúa và cho xây chùa, đặt tên là chùa Thiên Mụ, đến đời Tự Đức đổi thành Linh Mụ nhưng tên gọi gốc thì vẫn được tiếp tục phổ biến cho đến bấy giờ.

Dưới con mắt của các nhà phong thủy thì vị trí của chùa Thiên Mụ quả là nơi đắc địa hiếm có. Chùa nằm trên ngọn đồi có nhiều cây cối xanh tốt, phía sau là những dãy gò đống nối dài, trước mặt là dòng sông Hương như dải lụa ôm sát chân đồi tạo nên sự hài hòa thơ mộng giữa kiến trúc với thiên nhiên. Chùa có khuôn viên rộng tới gần 4 ha, được bao bọc bởi tường gạch chu vi hơn 800m, phía trước là tháp đình, phía sau là điện miếu, tất cả đều toát lên vẻ trang nghiêm, huyền ảo. Tháp Phước Duyên trước sân chùa, được coi là biểu tượng của chùa Thiên Mụ, xây năm 1844, có hình bát giác, cao hơn 21m gồm 7 tầng với những kiến trúc hoa văn độc đáo, mỗi tầng thờ một vị Phật ngồi trông ra cửa hướng Nam. Tầng cuối cùng có 3 pho tượng Phật bằng vàng nhưng năm 1942 đã bị quân Pháp lấy mất, phải thay bằng 3 tượng đồng.

Lúc thanh bình, chùa là nơi để du khách vãng cảnh, thư giãn tinh thần, đáp ứng tâm linh. Khi thiên nhiên nổi giận, nước lũ trào dâng cao, với địa thế riêng của mình, chùa lại là nơi trú ngụ của chúng sanh, cứu vớt họ qua cơn hoạn nạn. Chùa Thiên Mụ xứng đáng được coi là danh lam thắng cảnh vào bậc nhất nhì trong nước.

Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.

Năm 1843, sau khi từ chức “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng “Thảo Am An Dưỡng” để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.

Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự”. Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:

• Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.

• Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của xã Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám…, bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn

 

Văn Miếu Huế

Văn Miếu lâu đời và tiêu biểu nhất, thu hút đông đảo khách thăm trong nước và thế giới, là văn miếu ở thủ đô Hà Nội. Ở Huế, lâu nay khách du lịch sau khi thăm các lăng tẩm, Ðại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay lui. Ngay cả một đoàn khách Viện Hán Nôm – những người thông thạo và rất quan tâm đến các văn bia, mà tôi có dịp gặp, cũng không được đưa đến Văn Miếu xứ này. Vì đã bao năm, Văn Miếu Huế trong cảnh hoang tàn.

Khu Văn Miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh) chỉ cách Thiên Mụ khoảng nửa cây số, nằm ngay bên bờ sông Hương, được xây dựng khá quy mô từ đầu triều Nguyễn. Năm 1805 bắt đầu xây kinh thành Huế và năm 1808 xây Văn Miếu. Các đời vua sau như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Thành Thái đều cho tu bổ và xây dựng thêm nhiều công trình trong khu vực. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, khu Văn Miếu Huế có đến hơn 50 công trình kiến trúc và điêu khắc lớn nhỏ nằm trong hai vòng tường bao. Vòng bên trong (96 m x79 m) có cửa tam quan trổ ra hướng nam là Ðại Thành Môn, cao 3 tầng. Từ đây nhìn vào là Chính điện Văn Miếu – công trình kiến trúc lớn nhất trong khu vực, xây trên mặt bằng 32m x 25m, trong đó gian chính giữa thờ Khổng Tử…

Các tấm bia dựng trên lưng rùa xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 16 cái: Bia lớn nhất cao 1,15m, rộng 0,85m; Rùa đá con lớn nhất dài 1,35m, rộng 0,77m, cao 0,60m. Trong số các vị tiến sĩ lưu danh ở đây, có những tên tuổi như Phan Ðình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Ðinh Văn Chất, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…

Có thể nói, sau Văn Miếu Hà Nội, Văn Miếu Huế là di tích lịch sử văn hóa có giá trị, là một bằng chứng về nền văn hiến của dân tộc, là nơi tôn vinh các nhân tài của đất nước. Chính vì lẽ đó, sau khi quần thể di tích Huế được ghi tên vào Di sản văn hóa thế giới, cùng với việc trùng tu các di tích quan trọng khác ở Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế đã bước đầu trùng tu một số công trình ở Văn Miếu, với sự tài trợ của Hội Người yêu Huế tại Paris giá 325,5 triệu đồng. Ngoài cổng Văn Miếu được xây dựng lại, công trình đáng kể là 2 nhà che 32 tấm bia tiến sĩ. Những tấm bia bị nghiêng lún trước đây đều được kê kích, đệm móng và dựng lại ngay ngắn. “Trăm năm bia đá thì mòn…”, nhưng có nhà che, 2 dãy bia ở Văn Miếu Huế trải mưa nắng gần 2 thế kỷ, từ nay sẽ không bị bào mòn thêm nữa. Giá như cơ quan quản lý di tích bổ sung thêm bản sơ đồ 32 tấm bia kèm bản dịch nội dung của từng tấm bia (khoa thi, tên tuổi, quê quán… các vị tiến sĩ) thì sẽ giúp ích nhiều cho khách thăm, nhất là những người muốn tìm hiểu lịch sử thời Nguyễn.

Quốc Học Huế

Trường Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Trường được thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896.

Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: Quốc Học (1896-1936), Trung học Khải Định (1936-1954), Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956) và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là “Pháp Tự Quốc Học Trường”, đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại Phòng Truyền thống của trường.

Quốc Học Huế là ngôi trường đào tạo rất nhiều học sinh ưu tú và sau này là những lãnh tụ nổi tiếng của Việt Nam như: Nguyễn Sinh Cung, Ngô Đình Diệm, Trần Phú, Phạm Văn Đồng…

Đàn Nam Giao Triều Nguyễn

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời.

Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế.

Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “tam tài”: thiên, địa, nhân; xung quanh là các bó gạch xếp chắc chắn.

Theo quan niệm xưa “Vua là Thiên tử” (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.

Làng Kim Long

Làng Kim Long xưa, nằm ở bờ Bắc sông Hương (Thừa Thiên – Huế), được coi là sản phẩm du lịch nhà vườn Huế độc đáo. Người dân nơi đây giữ nếp văn hoá ứng xử thanh lịch, cởi mở với du khách.

Năm 1636, một năm sau khi lên ngôi, vị chúa thứ ba xứ Đàng Trong Nguyễn Phúc Lan dời phủ về làng Kim Long. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Huế Phan Thuận An, cố đạo Alexandre de Rhodes đã mô tả Kim Long như là một thành phố lớn. Ông cho rằng phủ chúa lúc ấy rất khang trang, nhà cửa xinh xắn, phần lớn làm bằng gỗ với cột kèo chạm trổ tinh vi, nhà nào chung quanh cũng có vườn.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách kinh thành Huế khoảng 3km. Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, có thế bình phong che chở cho kinh thành Huế.

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn viết “Phía Đông bắc Hương Thuỷ, nổi vọt lên ở quãng đất bằng” như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông”

Núi Ngự Bình cao 105m, dáng cân đối, uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn được thành lập, quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương núi Ngự, miền Hương Ngự cũng vì vậy.

Sông Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới chân đồi… Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế.

Cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền cầu qua sông Hương, đi từ ngã tư Lê Lợi- Hùng Vương ở bờ nam sang đường Trần Hưng Đạo ở bờ bắc. Cầu do công ty Eiffel của Pháp xây từ năm Thành Thái thứ chín (1897) đến năm Thành Thái thứ 11 (1899). Cầu dài 400 mét, rộng 6,2 mét gồm sáu vài (sáu gian), có bộ khung hình vòng cung. Cầu thoạt tiên mang tên vua Thành Thái. Nhưng sau khi vua Thành Thái bị Pháp đày sang đảo Réunion thì người Pháp đặt tên cầu là Clémnceau, theo tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1945, cầu được đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Dân gian thì gọi là Trường Tiền vì gần đó, bên bờ bắc, có xưởng đúc tiền của quân Trịnh khi quân Đàng Ngoài vào chiếm đóng Thuận Hóa từ năm 1774 đến năm 1786. Sau này vào năm 1899 vua Thành Thái lại cho lập phố ở đây cũng lấy tên là phố Trường Tiền. Chiếc cầu cũng trải qua những cơn sóng gió: bị bão năm Thìn (1904) làm sập bốn nhịp, sửa chữa năm 1906 rồi sau đó bị đánh mình sập hai lần nữa vào vào năm 1946 trong chiến tranh với Pháp và 1968 trong chiến dịch Mậu Thân. Năm 1995, công ty Cầu Thăng Long trùng tu, xây lại hai nhịp cầu, nhưng lại đổi màu sơn truyền thống màu dụ bạc lấp lánh thành màu lam. Tất cả các bao lơn hình bán nguyệt trên mỗi nhịp cầu dành cho khách bộ hành đứng ngắm cảnh bị phá đi. Nhưng dù sao thì vẫn còn đó chiếc cầu nhìn xa xa trông giống như cái lược cài trên mái tóc sông Hương.

Cầu Bạch Hổ

Cầu Bạch Hổ: cầu dành cho đường sắt bắc qua sông Hương vào năm 1908 tại góc tây nam kinh doanh, bờ nam thuộc địa phận Phường Đúc. Cầu sơn màu đen cho nên dân gian cũng gọi là cầu Đen, nhưng ngày nay đã đổi thành màu trắng. Tên chữ của cầu là Dã Viên vì nó đi ngang qua cồn Dã Viên, nơi trước đây có đình tạ, vườn hoa, để làm nơi giải trí của các vua chúa. Các nhà nghiên cứu cho rằng tên Bạch Hổ thuộc về cây cầu Kim Long bắc qua Hộ Thành Hà.

Cầu Phú Xuân

Cầu Phú Xuân: cầu bắc qua sông Hương từ đường Lê Thánh Tôn (nay là đường Hà Nội) qua đường Trần Hưng Đạo ở vị trí bến xe Nguyễn Hoàng, được hãng Eiffel xây vào năm 1970-1971. Đường Quốc lộ 1 trước chạy qua cầu Dã Viên bấy giờ chuyển qua cầu này. Dân gian thường gọi là cầu mới.

Sông Hương, núi Ngự

Dù chưa một lần đến Huế, du khách hẳn cũng không lạ gì với địa danh sông Hương-núi Ngự đã đi vào điệu hò xứ Huế. Khách phương xa mơ về Huế và lưu luyến mảnh đất cố đô này cũng bởi ở đó có dòng Hương xanh biếc lững lờ trôi, có núi Ngự Bình mơ màng trăng gió…

Sông Hương, một tập hợp của hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp theo nhau về xuôi rồi lại hợp nhau thành hai nhánh chính: Tả Trạch và Hữu Trạch, đến Bằng Lãng thì cùng hợp dòng uốn lượn quanh co giữa một vùng rừng núi bạt ngàn xanh ngắt, rồi đổi hướng rẽ về đông lững lờ trôi ngang qua kinh thành Huế, rồi nhập vào phá Tam Giang đổ về biển xanh.

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, hình dáng giống cái bình phong. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù-Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xòe cánh che chở cho kinh thành

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Kinh thành Huế- tuyến điểm miền Nam
Kinh thành Huế

Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông.

Huế từ xa xưa đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của xứ “Ðàng Trong” và chính thức trở thành kinh đô dưới triều Tây Sơn. Trong gần 4 thế kỷ, Huế đã trở thành một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, tổng thể di tích này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Kinh thành Huế – tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.

Kinh Thành Huế: Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.

Kinh thành hình vuông với chu vi 10km, cao 6,6m, dày 21m, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn.

Cố đô Huế với sông Hương, núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.

Chợ Đông Ba

Nhắc đến chợ Huế, chắc ai cũng biết đến chợ Đông Ba. Một khu chợ sầm uất. Hàng ngày có không biết bao nhiêu người đến đây mua sắm, không chỉ bà con nơi đây mà lượng khách du lịch cũng rất đông.

Ðầu thế kỷ 20, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ. Ðến năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ chợ cũ và xây lại chợ mới. Công trình đang dang dở thì bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành. Sau đó chính quyền Sài Gòn cho sửa chữa tạm để buôn bán. Ðến năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. Ngoài lầu chuông ở trung tâm, chợ Ðông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới, như chợ cá, khu hàng tự sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ… với tổng diện tích mặt bằng xây dựng 15.597m². Ngoài ra ban quản lý chợ còn quản lý khu Hoa Viên Chương Dương, các bến bãi đỗ xe ôtô, xe lam, nơi giữ xe đạp, xe máy… nâng tổng diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m² với 2.543 hộ kinh doanh cố định, 141 lô bạ, 500 – 700 hộ buôn bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, chợ đông hơn, có trên 1,2 vạn người.

Phong Điền

Phong Điền là tên của một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp với tỉnh Quảng Trị và huyện Hương Trà. Huyện có 15 xã (Điền Hương, Điền Môn, Phong Bình, Phong Chương, Điền Lộc, Phong Hoà, Điền Hoà, Phong Hải, Điền Hải, Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Xuân, Phong Sơn), 1 thị trấn (Phong Điền), diện tích tự nhiên là 953,8 km2, dân số trên 105.000 (1999); địa hình đa dạng, có cả núi đồi, đồng bằng, ven biển và đầm phá. Phong Điền là quê hương của các danh nhân Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Đình Chiểu… Huyện được đặt năm Minh Mạng thứ 15 (1834) thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hoá; từ 11.3.1977, hợp nhất với các huyện Hương Trà, Quảng Điền thành huyện Hương Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (1976 – 89); từ 29.9.1990, chia huyện Hương Điền trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh Thừa Thiên -Huế.

 

Tam Giang

Vực nước hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được hợp thành từ 3 phần khác nhau: phá Tam Giang rộng 52km2, kéo dài 24km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương; đầm Sam và đầm Thuỷ Tú rộng 60km2, kéo dài khoảng 33km từ cửa sông Hương đến cửa sông Truồi; đầm Cầu Hai tiếp nối như một lòng chảo lớn hình bán nguyệt rộng 104km2, kéo dài khoảng 13km từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong. Vùng đất ngập nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phân bố trên chiều dài gần 70km, có tổng diện tích 248,7km2, chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5km2). Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, bởi vậy nó xứng đáng là một bảo tàng nước.Thành phần nguồn gen của Tam Giang – Cầu Hai khá phong phú, hiện có 714 loài. Trong đó, 171 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật nhỏ bám đáy, 43 loài rong tảo, 15 loài cỏ nước, 31 loài thực vật cạn, 63 loài động vật đáy… Chim trời cá nước ở đây cực kỳ phong phú và có nhiều loài quý hiếm. Hàng năm, trên các đầm lầy cỏ và thảm cỏ biển rất đặc thù, có đến 34 loài chim di cư trú ngụ, tại đây cũng có 36 loài chim định cư, trong đó có 21 loài được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu, 1 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Chim nước tập trung mật độ cao ở 3 khu vực: cửa sông Ô Lâu, cửa sông Ðại Giang và đầm Sam. Mùa đông chim thường từ nơi phương xa bay về, có năm tới 2 vạn con, nhiều người đã từng gặp những đàn ngỗng trời trên 500 con, đàn le le trên 1000 con, có cả những đàn sâm cầm từ 2000-3000 con…Cá là nhóm có thành phần loài đông đúc nhất: 230 loài. Với các nhà khoa học, con cá dầy Tam Giang được coi là loài đặc hữu, có giá trị thương phẩm cao.

Qua khỏi phá Tam Giang chúng ta sẽ đến với tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh . Nơi đây có sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 – 1975).

Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử.

• Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh.

• Thành cổ Quảng Trị là một nơi gắn liền với chiến dịch mùa hè 1972.

• Tại tỉnh này còn có một số địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu, hàng rào điện tử McNamara…

• Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được các sĩ quan Hải quân Pháp mệnh danh là “hoàng hậu của các bãi tắm” Đông Dương.

Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào.

Tai đây chúng ta sẽ đi qua huyện Triệu Phong. Ngay đầu huyện là cầu Mỹ Chánh.

Triệu Phong

Triệu Phong là một huyện của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Triệu Phong là một huyện gồm chủ yếu là đồng bằng ven biển, với một ít gò đồi thấp thuộc các xã Triệu Thượng và Triệu Ái ở phía Tây, địa hình phía Đông huyện là cồn cát, đụn cát trắng. Diện tích tự nhiên của Triệu Phong là 354,9 km². Đoạn cuối của sông Thạch Hãn chảy ra cửa biển Cửa Việt, nằm trên địa bàn huyện.

Dân số huyện là 107.200 người (theo số liệu thống kê năm 2003).

Vào triều Lê sơ Triệu Phong là phủ thuộc trấn Thuận Hóa. Tới năm 1831, thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, Triệu Phong thuộc tỉnh Quảng Trị.

Tiếp theo chúng ta sẽ đi qua Hải Lăng, nơi có con đường mang tên Đại Lộ Kinh

Đại Lộ Kinh Hoàng

Đại Lộ Kinh Hoàng là tên không chính thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại tỉnh Quảng Trị, nơi mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nã pháo vào đoàn quân Việt Nam Cộng hòa cùng dân chúng đang tháo chạy về phía Nam trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972 thời kỳ Chiến tranh Việt Nam trận chiến đã làm hàng chục nghìn người chết, con đường quốc lộ đoạn qua Hải Lăng bấy giờ được gọi là “đại lộ kinh hoàng”, người chết la liệt.

Ngày 23 tháng 7 năm 2005 Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn. Tháng 8/1973 đã diễn ra một lễ đại cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Hơn 3.000 tăng ni và hàng nghìn phật tử đã về đó tìm xác, chôn cất người chết. Chỉ riêng số xác tìm được phải trên 5-6 nghìn. Tất cả đều được chôn cất đàng hoàng và được làm lễ cầu an sinh linh. Bây giờ đi trên quốc lộ 1A, qua đó vẫn thấy Đài Địa Tạng lưu giữ dấu ấn về đại lễ cầu siêu năm đó”

Ngày 28 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5 năm 2002, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tại chùa Long An thuộc quận Triệu Phong đàn tràng cầu siêu cho những nạn nhân bị Cộng Sản sát hại trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại Quảng Trị.

Trước khi vào thị xã Quảng Trị, ngay thị xã là thánh đường La Vang.

Thánh Đường La Vang

Thánh đường La Vang được biết với tuổi thọ đã 200 năm tuổi. Cũng giống như thánh địa Mecca của những người theo đạo Hồi, La Vang rất được du khách mộ đạo tìm đến cầu nguyện.

Kiến trúc cổ xưa của ngôi thánh đường theo thời gian giờ chỉ còn lưu lại tháp chuông, đài cầu nguyện Đức Mẹ.

Nhà nguyện cũ đã được trùng tu lại bằng vật liệu tạm để đón khách hành hương.

Du khách vẫn thích tìm đến La Vang để chiêm ngưỡng một trong những kiến trúc cổ xưa còn sót lại trên vùng đất này.

Vào tới thị xã Quảng Trị, phía bên phải là trường Bồ Đề và Thành Cổ Quảng Trị

Thành Cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 2km về phía đông.

Thành cổ Quảng Trị- tuyến điểm miền Nam
Thành cổ Quảng Trị

Thành được xây từ năm thứ 4 đời vua Minh Mạng (1824). Nơi đây đã từng đương đầu với khối lượng bom đạn khổng lồ của quân Mỹ vào năm 1972.

Thành có chu vi gần 2km, cao chừng 4m, dày khoảng 1 đến 2m. Thành có 4 cửa theo bốn hướng Ðông, Tây, Nam, Bắc. Bên ngoài chân tường có hào rộng chừng 18m.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1972 tại thành cổ Quảng Trị, quân Giải phóng Việt Nam đã phải đương đầu với khối lượng bom đạn khổng lồ của Mỹ – Nguỵ trút xuống thành cổ, với sức công phá tương đương 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hirosima (Nhật Bản) năm 1945. Các chiến sĩ quân Giải phóng Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ bảo vệ thành cổ suốt 81 ngày đêm tới khi có lệnh rút quân, tạo thế thắng trên bàn đàm phán của quân và dân ta tại Hội nghị Pari.

Những cái tên: Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu… trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thành cổ Quảng trị được xếp vào danh mục những di tích quốc gia và còn là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan nhất là khách quốc tế. Thành cổ Quảng Trị nổi tiếng bởi cách đây 35 năm đã diễn ra trận chiến ác liệt diễn ra suốt 81 ngày đêm giữa lực lượng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và lực lượng Việt Nam Cộng hoà, có sự yểm trợ với vũ khí tối tân của quân đội Mỹ hòng chiếm lại thành cổ. Mỗi tấc đất ở thành cổ đều có bom đạn và xác người. Người dân đã coi thành cổ là vùng đất tâm linh.

Sau giải phóng, tượng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở thành cổ được xây dựng. Tượng đài hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương đến âm và hai nửa vầng trăng khuyết, thể hiện dương có âm và âm có dương.

Hàng năm, cứ đến ngày 30.4 hay ngày 27.7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ.

Tiếp tục chúng ta sẽ đi qua cầu Thạch Hãn rồi qua Ái Tử. Nơi đây Nguyễn Hoàng chạy lánh nạn và bắt đầu xây bánh trướng nhà Nguyễn ở xứ đàng trong.

Khi vào tới thị xã Đông Hà, nhìn bên trái là đường 9 đi Lao Bảo

Cửa Khẩu Lao Bảo

Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thị xã Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon.

Trung tâm Thương mại Lao Bảo cách cửa khẩu biên giới 2 km. Nhiều hàng hóa của Thái Lan mang từ Lào sang được buôn bán ở đây. Tại Trung tâm Thương mại này tương đối sầm uất, hàng hóa phong phú, chủ yếu hàng hóa có xuất xứ từ Thái Lan, Khách tham quan du lịch có thể mua chế độ miễn thuế 500.000 đồng/người. Lao Bảo cách Thái Lan 250 km. Từ 1993, Lao Bảo trở thành một cửa khẩu quốc tế quan trọng và du lịch giữa Lào, Thái Lan với các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Đi trên quốc lộ 1A, chúng ta sẽ đi qua chợ Đông Hà rồi đi qua cầu Đông Hà bắc qua sông Cam Lộ, nhìn bên phải là con đường đi Cửa Việt. Tiếp tục chạy thêm một đoạn nữa, phía bên trái có con đường đi vào nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn.

Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thị xã Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc – Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.

Mộ bắt đầu được quy tập từ đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây từ cuối năm 1974 đến năm 1977 thì hoàn thành, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam.

Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên… nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.

Sau đó đi them một đoạn nữa thì sẽ đi qua Dốc Miếu

Căn cứ quân sự Dốc Miếu

Căn cứ quân sự Dốc Miếu nằm ở phía Đông Quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Gia Phong cách thị trấn Gio Linh 3 km về phía Bắc.

Dốc Miếu là đồi đất đỏ bazan, nơi đây, từ năm 1947 thực dân Pháp đã đóng chốt quân sự để án ngữ Quốc lộ 1A, được gọi là đồn Ba Dốc.

Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara. Ở đây địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp Mỹ – ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.

Và tiếp theo chúng ta sẽ đi tới vĩ tuyến 17 nơi có con sông Bến Hải và cây cầu

Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cầu nằm tại km735 Quốc lộ 1, nơi vĩ tuyến 17 đi qua.

Theo hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền Bắc-Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, điểm giữa cầu nằm trên ranh giới này. Năm 1972 cầu Hiền Lương bị bom của Quân đội Hoa Kỳ phá hủy hoàn toàn. Năm 1976 cầu Hiền Lương mới được xây cách cầu cũ 35m về phía hạ lưu. Năm 2003 cầu Hiền Lương cũ cùng cụm di tích cột cờ và đồn biên phòng được khôi phục lại đúng vị trí cũ.

Vĩ tuyến 17

Vĩ tuyến làm ranh giới quân sự tạm thời để tách lực lượng vũ trang Việt, Pháp về hai phía theo Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam 1954. Hội nghị Trung Giã (Thái Nguyên) và Phước Môn (Quảng Trị) đã lấy sông Bến Hải làm ranh giới thực tế, mỗi bờ lấy từ mép nước về phía mình 5 km là khu phi quân sự. Trong tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ 1954 ghi rõ: “Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là một biên giới chính trị hoặc lãnh thổ”. Trong thực tế, các chính quyền Sài Gòn kế tiếp nhau và Mĩ đều coi VT 17 là biên giới quốc gia để chia cắt lâu dài Việt Nam.

Qua sông Bến Hải là tới huyện Gio Linh

Gio Linh

Gio Linh là một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Vĩnh Linh, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp Thị xã Đông Hà, huyện Triệu phong và huyện Cam Lộ, phía tây giáp huyện Hướng Hóa và huyện Dakrong. Nơi đây từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, chia đôi hai miền Việt Nam.

Diện tích 473 km²

Dân số 72.100 người

Từ sông Bến Hải đi thêm một đoạn nữa, nhìn bên trai có con đường đi ra Cửa Tùng.

Cửa Tùng

Sau những di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở Quảng Trị mà du khách tham gia lễ hội nhịp cầu xuyên Á sẽ viếng thăm, danh thắng nhiều người muốn đến nhất có lẻ là Cửa Tùng.

Cửa Tùng xưa được gọi là biển Thừa Lương bởi khi vua Duy Tân lên ngôi (năm 1907), nhà vua mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều giao cho Phụ chánh đại thần Trương Như Cương, vua Duy Tân không chịu ở tù túng trong cung cấm, thích đi đây đó, người Pháp bấy giờ chiều ý vua nên đã nhường nhà nghỉ mát Cửa Tùng của Khâm sứ Brière cho vua ngự, nhà nghỉ mát này được gọi là Thừa Lương Cửa Tùng.

Nhiều giai thoại về vị vua nhà Nguyễn yêu nước này đã gắn với Cửa Tùng như chuyện một lần vua bốc cát chơi, nhớp cả hai tay, quan hầu cận bưng nước cho vua rửa tay, vua không rửa ngay mà hỏi: Tay nhớp lấy nước mà rửa, nước nhớp lấy chi mà rửa? Năm 16 tuổi vua Duy Tân đã bị người Pháp đày qua đảo Reunion vì vua đã đồng ý cùng nhiều nhà cách mạng khởi nghĩa chống Pháp! Nhà Thừa Lương ấy bây giờ vẫn chưa ai xác định được vị trí nhưng lòng yêu nước của vua Duy Tân thì nhiều người dân nơi miền đất này đã tiếp nối bằng những huyền thoại mà giờ đây huyền thoại ấy vẫn còn lưu dấu trên những chứng tích lịch sử:

Nhưng không chỉ anh hùng, đất Vĩnh Giang này còn có những mảnh làng sinh ra toàn nghệ sĩ nổi tiếng, nhiều người đã vang danh một thời như giọng ngâm thơ của các nghệ sĩ Châu Loan, Châu Dinh, Châu Phụng; những nghệ sĩ như Trần Duyến, Ái Chủng; nghệ sĩ ưu tú Kim Quý, Kim Phú, Sĩ Cừ…Cả Vĩnh Giang có hơn 30 nghệ sĩ trứ danh và hậu duệ của họ cũng đang là thế hệ nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng ở nhiều đoàn nghệ thuật.

Cùng với cây cầu, dự án mở một tuyến đường ven biển dài 14 km nối 2 khu du lịch biển sẽ thực sự tạo thành một hệ thống du lịch biển liên hoàn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng duyên hải Quảng Trị.

Từ cửa Tùng chúng ta só thể thuê tàu để ra đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ

Cồn Cỏ (còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ…) là một đảo nhỏ ở biển Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2,2 km². Về mặt hành chính, đảo Cồn Cỏ đồng thời là huyện Cồn Cỏ.

Cồn Cỏ cách Mũi Lay 27 km về phía đông. Trước khi thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đảo thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh và do Tỉnh đội Quảng Trị quản lý.

Theo các nhà khảo cổ học với những phát hiện mới nhất, ở khu vực Bến Nghè của đảo đã tìm thấy nhiều công cụ đá của con người thời đá cũ cách đây hàng vạn năm. Trong thời gian của những thế kỷ đầu Công nguyênđi, Cồn Cỏ đã từng là địa bàn cư dân Chămpa đặt chân đến.

Trong khoảng thế kỷ 17 – thế kỷ 18, trên con đường giao lưu buôn bán, cư dân Đại Việt cũng đã coi Cồn Cỏ là một điểm dừng. Những phát hiện khảo cổ học ở khu vực Bến Tranh trong tháng 7 năm 1994 đã ghi nhận điều đó.

Tương truyền rằng, dưới thời nhà Nguyễn, Cồn Cỏ là nơi đầy ải của những người có tội. Ở đây, bộ đội đảo khi khơi một giếng cũ (không rõ được đào từ thời nào) đã tình cờ phát hiện một bộ hài cốt cùng với xích cùm bằng sắt

Tiếp tục đi theo quốc lộ 1A, cũng về bên phải cũng có 1 con đường đi vào địa đạo Vĩnh Mốc.

Vĩnh Mốc

Thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là “tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam” Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.

Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 – 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 – 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.

Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 – 4 người ở. Ngoài ra trong

Đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 – 1978.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá – Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc làm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ

Đi hết huyện Gio Linh chúng ta sẽ đến với tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam.

Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8051,86 km², Dân số Quảng Bình năm 2004 có 829.800 người

Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.

Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hoà và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn – nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu

Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.

Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v… sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh – Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v… Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh – Thổ- Văn- Võ- Cổ – Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă – xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp…

Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường(cần thú thích).

Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa dành được độc lập và lập nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay)các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã dành được độc lập

Năm 1069, Lý Thánh Tông – vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069

Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).

Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.

Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.

Năm 2006, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 450 tỷ đồng, chi ngân sách địa phương 823,73 tỷ đồng. Dự toán thu ngân sách năm 2006 của các tỉnh thành Việt Nam. GDP đầu người năm 2006 đạt 450 USD.

Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Gia đình của Ngô Đình Diệm, Nhà thơ Hàn Mạc Tử, Nhà thơ Lưu Trọng Lư, Trương Xán

Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hoá cổ Việt – Chămpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.

Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Động cách Đồng Hới 50 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi 800 – 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hoà tan đá vôi tạo thành.

Chúng ta sẽ đi qua huyện Lệ Thủy, phía bên phải của quốc lộ là Ao Sen. Qua Ao Sen một đoạn sẽ đi qua cầu Qán Hàu bắc qua sông Nhạt Lệ.

Sông Nhật Lệ

Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ.

Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán.

Sông Nhật Lệ cùng sông Gianh, Hoành Sơn, Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy lịch sử ,văn hoá của dân tộc Việt. Sông Nhật Lệ còn có tên là Đại Uyên được đổi thành sông Nhật Lệ khoảng năm 1069-1075.

Nhật Lệ là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung. Tên sông có nghĩa là “sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời.

Qua cầu là vào tới thành phố Đồng Hới. Đoạn qua thành phố thì bên tay trái có Quảng Bình Quan còn bên phải là tượng đài mẹ suốt. Một người mẹ bất khuất trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc ta. Sau khi đi qua nhà thờ Tam Tòa, nhìn bên tay trái có con đường đi khoảng 40 km là tới Phong Nha – Kẻ Bàng.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[1][2]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng- tuyến điểm miền Trung
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[3]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[4][5]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: Hang nước dài nhất; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; Hồ ngầm đẹp nhất; Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học vào năm 2008.

Và đèo Ngang là ranh giới cuối cùng kết thúc tour miền trung của chúng ta.

Đèo Ngang

Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam.

Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị xã Đồng Hới 80 km về phía Nam, cách thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d’Annam.

Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833 thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm biển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông.

Gần đèo Ngang về phía Quảng Bình có đền thờ bà Liễu Hạnh di tích kiến trúc – nghệ thuật – tôn giáo, các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông, Cảnh Dương với rừng dương xanh mướt, cát vàng óng ánh và các đảo ở ngoài khơi như Hòn La, Hòn Vụng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Yến tạo thành những thắng cảnh tuyệt đẹp. Gần đèo Ngang về phía Hà Tĩnh có bãi tắm đèo Con sạch đẹp, thoải và kín gió. Đền thờ bà Bích Châu hay còn gọi là đền thờ bà Hải gần núi Cao Vọng, núi Ô Tôn, núi Bàn Độ, vũng Áng, là quần thể danh thắng du lịch bắc đèo Ngang.

Ngày nay, khách qua đèo Ngang thường đi bằng đường hầm xuyên núi. Công trình này có chiều dài 2.849m gồm cả phần hầm và đoạn tuyến hai đầu do Tổng Công ty Sông Đà đầu tư, thi công và khánh thành thông xe ngày 21/8/2004.

 

 

Miền Trung có may mắn được Sở hữu những bờ biển đẹp nhất VN, có 5/7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam, có hệ sinh thái gồm biển đảo – đầm phá – rừng nhiệt đới…, miền Trung được xem là “vùng đất thiên đường” để phát triển du lịch. Nhưng thiên đường ấy chưa được hình thành ở miền Trung.

Thống kê sơ bộ, dọc duyên hải miền Trung từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận có không dưới 200 dự án resort, khách sạn biển cao cấp đã và đang được xây dựng. Tất cả đều lấy chung một slogan rất kêu là “Thiên đường trong mơ”.

Miền Trung là một vùng bờ biển tuyệt đẹp kéo dài hơn 1.000km với nước xanh cát trắng, vô số vịnh và hải đảo vẫn còn hoang sơ. Đó là chưa kể dải Trường Sơn chạy song song bờ biển, chứa trong mình biết bao nguồn lợi về sinh thái, tạo cho miền Trung một thiên nhiên hết sức đa dạng.

Đến với miền Trung quý khách sẽ được ngắm nhìn nhựng cảnh đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra với sự đa dạng và độc đáo của các nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo- Chăm Pa như tháp chăm, lăng tẩm, đền chùa…

Bên cạnh đó đến nơi đây quý khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản cực kỳ hấp dẫn của từng địa phương mà bạn đi qua.

Đăng ký học – ôn – thi cấp thẻ HDV du lịch nội địa/ quốc tế liên hệ 0982 8686 41 ms Duyên

xem them: Bai thuyet minh tour Ha Noi – Ha Long danh cho Huong dan vien du lich.

BÌNH LUẬN