Thuyết minh về Gốm Bát Tràng – Hà Nội dành cho Hướng dẫn viên.

Thuyết minh về Gốm Bát Tràng – Hà Nội dành cho Hướng dẫn viên.Xin chào mừng tất cả quý khách đã đến với chương trình du lịch tham quan làng gốm Bát Tràng. Tôi xin có vài lời giới thiệu. Tôi tên là Phạm Thị Thắm, là hướng dẫn viên của Công ty Du lịch XX Tôi rất vui vì được đồng hành cũng quý khách trong hành trình tham quan hôm nay. Thay mặt Công ty, tôi xin gửi đến quý khách lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc quý khách có một chuyến tham quan thật vui vẻ, thú vị và nhiều ý nghĩa.

1
36127

Thuyết minh về Gốm Bát Tràng – Hà Nội dành cho Hướng dẫn viên.

Xin chào mừng tất cả quý khách đã đến với chương trình du lịch tham quan làng gốm Bát Tràng. Tôi xin có vài lời giới thiệu. Tôi tên là Phạm Thị Thắm, là hướng dẫn viên của Công ty Du lịch XX Tôi rất vui vì được đồng hành cũng quý khách trong hành trình tham quan hôm nay. Thay mặt Công ty, tôi xin gửi đến quý khách lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc. Chúc quý khách có một chuyến tham quan thật vui vẻ, thú vị và nhiều ý nghĩa.

Kính thưa quý khách, chắc hẳn quý khách đã từng đôi lần được nghe đến câu ca hết sức dung dị mà đầy ý nghĩa:

“Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”

Hay

Ước gì ta lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”

Bát Tràng – làng gốm cổ lâu đời và lừng danh nhất Việt Nam. Nói về nghề gốm, dù trong lịch sử quá khứ hay ở thời đại ngày nay, không thể không nhắc đến Bát Tràng. Bát Tràng nổi tiếng đến mức luôn được sánh ngang cùng những địa danh nghề nổi tiếng khác và thậm chí gốm Bát Tràng còn trở nên hết sức gần gũi, gắn bó với đời sống con người từ những vật dụng giản dị nhất như chiếc bát ăn cơm, cái lọ cắm hoa… và ngay cả những viên gạch ao ước tình tang ân ái.

Và thưa quý khách, thật vinh dự cho tôi khi được đưa đoàn ta đến tham quan làng gốm cổ truyền Bát Tràng. Mục đích của chương trình tham  quan làng gốm Bát Tràng  mong  muốn mang lại cho quý   khách  những phút giây thật thư gian vui vẻ, được trực tiếp tham quan tìm hiểu nghề gốm và văn hoá làng nghề Bát Tràng và trải nghiệm cùng người thợ gốm qua những tâm sự về chuyện nghề, cuộc sống của các nghệ nhân gốm.

Thưa quý khách, theo chương trình, đoàn ta sẽ tham quan làng gốm vào sáng nay, chúng ta sẽ ăn trưa tại Bát Tràng và sau đó sẽ trở về Hà Nội.

Xã Bát Tràng gồm có 2 thôn; thôn Giang Cao và làng cổ Bát Tràng(Thôn Bát Tràng) nằm bên tả  ngạn sông Hồng thuộc huyện  Gia Lâm,thành phố Hà Nội. Từ Thủ đô Hà Nội có 2 con đường dẫn đến làng nghề Bát   Tràng:theo đường thuỷ và đường bộ.   Theo đường thuỷ từ  bến Chương Dương qua bến phà đen xuôi thuyền theo sông Hồng đến bến sông Bát Tràng và cách thứ 2 là đi theo đường bộ như đoàn chúng ta hôm nay, đi từ nội thành qua cầu Chương Dương, sau đó đi dọc theo đê sông Hồng khoảng 10km sẽ đến Bát Tràng.

Thưa quý khách, phía trước chúng ta sắp đi tới chính là cầu Chương Dương. Đây là công trình tàu lớn đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công trong vòng 2 năm thì hoàn thành vào ngày 30 – 06 – 1985. Cầu gồm 11 nhịp, chiều dài 1210,96m, chiều rộng là 19,5m.

Kính thưa quý khách, để giúp quý khách khi đến làng gốm Bát Tràng có thể dễ dàng tìm hiểu tham quan làng gốm tôi xin được giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của nghề gốm Bát Tràng.

Hình ảnh có liên quan

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển vì thế nó không chỉ nổi tiếng về nghề gốm cổ truyền mà còn là 1 làng nghề quê giàu truyền thống văn hiến, cách mạng
Để trở thành một làng gốm nổi tiếng như ngày nay, Bát Tràng cũng đã phải trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử làng nghề.Nhiều cổ sử đã ghi lại rằng: Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giành lại độc lập cho đất nước (938), nghề gốm ở nước ta vẫn còn yếu so với gốm nước ngoài.
Đầu thời Lý, Trần nhiều người học hành thi đỗ chức thái học sinh được cử đi xứ nhà Tống (Trung Quốc). Trong số đó có Hứa Vĩnh Kiều (người làng Bồ Bát, Thanh Hoá). Đào Trí Tiến (người làng Thổ Hà – Bắc Giang) và Lưu Phương Tú (làng Kẻ Sặt – Hải Dương). Ba người đã được cử đi xứ ở nước Tống và đã học được nghề gốm của nhà Tống. Lúc đó đồ gốm của nhà Tống rất được ưa chuộng cả ở Châu á và Tây á. Khi về nước các ông đã truyền dạy cho người dân Việt để nâng cao chất lượng gốm trong nước, mang đặc trưng của gốm sứ Việt Nam.Ông Kiều về lập phường gốm  làng Bồ Bát (Thanh Hoá) và chuyên làm gốm trắng. Ông Tiến về làng Thổ Hà lập nghề và chuyên làm gốm sắc đỏ. Còn ông Tú về làng Phù Lăng (Bắc Ninh) và chuyên làm gốm màu thuẫn vàng.
Đây chính là sự khởi nguyên cho sự hình thành và phát triển gốm ở Bát Tràng bởi sau đó theo các thư tịch cổ, các thợ gốm ở làng Bồ Bát(Thanh Hoá) là người đầu tiên đến Bát Tràng và lập nghiệp nghề gốm bởi ở đây có mỏ đất trắng rất tốt cho sản xuất gốm. Khi chuyển cư đến Bát Tràng lập nghiệp họ đã đặt tên cho quê mới của mình là Bạch Thổ Phường tức là phường đất trắng. Sau đó Bạch Thổ Phường được chuyển thành Bát Tràng phường có nghĩa là phường có trăm lò bát. Rồi cuối cùng họ đổi tên thành Bát Tràng (nơi làm bát) như tên gọi ngày nay. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên cho biết: “Bát Tràng có tên là xã Bát làng Bát từ đời Trần (1352). Có thể nói, lịch sử nghề gốm Bát Tràng đã hình thành và phát triển dưới nhiều triều đại lịch sử Việt Nam cho đến nay: từ đời Trần (XIV) đến triều Lê (1428 – 1527), triều Mạc (1527 – 1592) , Triều Nguyễn tới ngày nay.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từ thời nhà Mạc sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển rất cực thịnh với đủ các chủng loại. Ngày nay gốm Bát Tràng đã có mặt ở mọi nơi không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu cả sang nước ngoài.
Kính thưa quý khách, ô tô chúng ta đang đi qua cổng thôn Bát Tràng và chỉ vài phút nữa chúng ta sẽ đến điểm, dừng chân tại chợ gốm Bát Tràng và bắt đầu cuộc hành trình tham quan làng gốm, tại điểm đầu tiên theo lịch trình là đình làng Bát Tràng.
Xin mời các quý khách có thể quan sát hai bên đường để thấy được cuộc sống lao động sản xuất gồm rất hăng say, sầm uất của cư dân làng gốm ngay từ cổng làng. Người dân Bát Tràng chủ yếu làm gốm sứ, thương mại và dịch vụ, chỉ còn một số ít làm nông nghiệp, công nhân và viên chức.
Sống trong môi trường làng nghề truyền thống lâu đời người dân Bát Tràng luôn có ý thức hướng con em mình học tập, nghiên cứu, phát triển nghề gốm vì vậy khi đến Bát Tràng, quý khách có thể thấy hầu hết người dân nơi đây thậm chí cả trẻ nhỏ đều có thể làm gốm.
Thưa quý khách, ôtô đã đến điểm dừng chân tại khu vực chợ gốm Bát Tràng, một điểm tham quan mua sắm rất thú vị tuy nhiên theo lịch trình chúng ta sẽ tham quan chợ gốm vào cuối chương trình và bây giờ xin mời quý khách xuống xe cẩn thận chúng ta sẽ bắt đầu chuyến tham quan tại điểm đến đầu tiên là đình Bát Tràng.

Kết quả hình ảnh cho làng gốm bát tràng
Thưa quý khách, như quý khách đã biết thì làng Bát Tràng không chỉ nổi tiếng về nghề gốm mà đó còn là 1 làng quê văn hiến lâu đời và trong chương trình hôm nay để tìm hiểu sâu hơn về miền quê văn hiến này chúng ta sẽ đến tham quan đình làng và sau đó là khu văn chỉ Bát Tràng.
Thưa quý khách, mỗi làng quê đều có ngôi đình của riêng quê hương mình và từ sâu thẳm trong tâm thức của người dân Việt, Đình làng luôn được xem như trung tâm tôn giáo văn hoá chính trị của cả làng. Nơi đó hội tụ tinh hoa, nguồn thiêng phù tạo của làng và đình làng Bát Tràng cũng như vậy.
Thưa quý khách, chúng ta đang đứng phía trước đình Bát Tràng.Đình làng toạ lạc bên dòng sông Hồng, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu trong lịch sử. Trong đình còn lưu giữ đôi câu đối về lịch sử lâu đời nhất của đình từ khi người dân làng Bồ Bát (Thanh Hoá) ra đây lập nghiệp (thế kỉ XIV) đã xây dựng lên ngôi đình làng
“Bồ di thủ nghệ khai đình vũ
Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”

Dịch:
Đem nghề nghiệp từ làng Bồ ra xây dựng
Đền miếu lòng thành kính tựa hương lan.

Tuy nhiên, khi đó ngôi đình còn khá nhỏ và lợp mái tranh, sau đó vào năm 1720 đời vua Lê Dụ Tông, đình đã được trùng tu lại lợp ngói và xây dựng đồ sộ hơn, cùng với những biến động của lịch sử, thiên tai toà đại đình bị hư hỏng nặng, vì thế ngày 15/11/2004 Hoà thượng Thích Thanh Tứ – Phó Chủ tịch thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ trò khởi công xây dựng toà đại đình trùng tu lại cho khang trang hơn công trình đã hoàn thành vào 12/11/2006 và kiến trúc tổng thể của đình to đẹp và bề thế nguy nga như hiện nay.
Hiện nay như quý khách thấy thì đình được xây theo kiểu chữ Nhị
“=” gồm có toà đại đình gồm 5 gian, 2 chái và phía trong là hậu cung gồm3 gian, 2 chái. Đình làng Bát Tràng nổi tiếng với rất nhiều hoành phi câu đối phản ánh những giá trị nhân văn, văn hoá, đời sống và nghề gốm của làng từ xa xưa.
Theo như Ban quản lý văn hoá của xã Bát Tràng thì hiện tại đã sưu tầm và dịch được 24 câu đối và hoành phi trong đình quý khách có thể quan sát những câu đối ở ngay trụ cổng đình phía dưới chúng ta. Tất cả các hoành phi câu đối đều là chữ Hán, tôi xin được dịch nghĩa cho tất cả đoàn ta có thể hiểu được nội dung.Quý khách có thể quan sát những câu đối ở ngay trụ cột cổng đình phía trước chúng ta.
Câu 1. (Phía ngoài cổng đình)
         Quy phạm kỳ sơ – nhân vi cơ – đức vi chỉ – thái hoà vi hương ấp
Xác nhiên bất dịch – lễ thi môn – nghĩa thị lộ – phong hoá thị cung tường.

Dịch là
         Quy cách đời xưa – nhân nghĩa làm nền – đức làm móng – thuận hoà làm thôn ấp.
         Bất di bất dịch – lễ làm cửa – nghĩa làm đường đi – phong hoá làm đình làng.
           Câu 2.
                       Địa bất cải tịch – dân bất cải tụ
Trũ lại dĩ lập – Ty lại dĩ tôn

Dịch:
           Đất làng không thay đổi chỗ ở – dân làng không rời xa nhau
Đồng trụ phải dựa trên nền vững – người yếu phải dựa vào người 
khôn, người khoẻ
         Câu 3 (Phía trong cột cổng đình)
                           Ngũ hành tú khí chung anh kiệt
Vạn trương văn quang biểu cát tường
Dịch:
                            Khí trời tụ lại sinh nhiều người tài giỏi
Tiếng thơm văn hiến sáng vạn trượng xa

Bây giờ xin mời quý khách vào phía trong tham quan toà đại đình và hậu cung.Toà Đại định đã được trùng tu lại vào năm 2006. Cột đình làm bằng gỗ lim, một người ôm chắc là sẽ không xuể, bục đình được lát gỗ lim để làm chỗ ngồi cho bà con địa phương và khách thập phương đến thăm đình. Đình làng Bát Tràng thờ lục vị thành hoàng. Đó là những vị có công với nước, với dân. Trong đó có 3 vị thiên thần là Lưu Thiên Tử Đại Vương, Bạch Mã Đại Vương và Lã Thánh Mẫu và 3 vị nhân thần là Đức Thánh Trịnh Tư Đại Vương, Đức thánh Phan Đại tướng Đại vương và Đức thánh Hộ quốc Đại vương.
Thưa quý khách, vị thiên thần Bạch Mã Đại vương chính là vị linh thần được thờ tại Đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm – Hà Nội) một trong tứ trấn Thăng Long. Tương truyền rằng Bạch Mã Đại Vương là một vị thần rất linh thiêng, vị thần đã dùng những dấu chân của ngựa trắng (hiện than của thần) để giúp vua Lý Thái Tổ xác định vị trí chính xác để xây tường thành Thăng Long và khi đền bị giặc ngoại xâm đốt lửa tàn phá nhưng lửa không thể cháy lan vào đền. Khi đến thăm đền Bạch Mã sau trận quyết chiến đại phá giặc Nguyên Mông. Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241 – 1294) đãcảm kích đề thơ ca ngợi thần như sau:
“Vẫn nghe truyền tụng Đại Vương Linh
Nay mới hay rằng quỷ cũng kinh
Lửa bốc bu bề không bén mái
Bão giông một trận chẳng nghiêng mình”
Và khi nhắc đến 3 vị nhân thần của làng, dân làng Bát Tràng luôn lưu truyền nhau câu chuyện về vị thần Đức Thánh Trinh Tự Đại Vương một vị quan rất trung tiết, một lòng vì nước, vì dân. Ông được ban sắc
phong vào 1767 đời vua Lê Cảnh Hưng. Trinh Tự Đại Vương tên huý là Phạm Cảnh đỗ tam giác đồng tiến sĩ (1589), chứng kiến cảnh vua Lê nhu nhược, chúa Trịnh lộng hành, để giữ phẩm hạnh tiết tháo quyết không phò chúa Trịnh. Vào một đêm giữa dòng Nhị Hà, ngài đã trẫm mình tuẫn tiết để lại cho muôn đời sau lòng cảm phục về đức trung trinh tiết nghĩa của một vị quan yêu nước, thương dân.
Dân làng Bát Tràng cảm động sâu sắc trước sự ra đi cao cả của ông nên đã viết lên câu ca hết sức xúc động lưu truyền lại cho đời sau.
“Dĩ thuỷ dòng chia thêm dạ thảm
Nhĩ Hà nước chảy động lòng thương
Biết đem tâm sự nào ai tỏ
Ai tỏ thì lên đến Bát Tràng”
Đình làng Bát Tràng còn nổi tiếng với 44 đạo sắc phong của các triều đại: Lê – Tây Sơn – Nguyễn Phong cho các vị thành Hoàng trong toà Đại đình, Hậu cung có rất nhiều những câu đối, đại tự có ý nghĩa. Phía trước quý khách là bức đại tự với hàng chữ “Hiếu nghĩa cấp công” do vua Tự Đức ban tặng năm 1860 ghi công, dân làng Bát Tràng đã cung tiến nguyên liệu xây dựng Hoàng thành Huế.
Bên trái có đôi câu đối:
“Bạch bát chân truyền nê tác bảo
Hồng lô đào chủ thể thành kim”
Dịch:
Nghề được chân truyền từ làng Bồ, bùn làm nên bảo vật
Được hun đúc trong lò lửa hồng đất hoá lên vàng
Bên phải là đôi câu đối:
“Bội lỗ phục nhân – cổ vũ tư đào giáp hoá
Tuý tửu – bão đức – âu ca công lạc thái bình
Dịch:
Giữ nghiêm lễ phép – cổ vũ mọi người học tập – phát triển làng
nghề
Rượu say nhưng no đức – mọi người đồng ca – yên ổn chung vui
hưởng thái bình.
Kính thưa quý khách, đình làng Bát Tràng cũng là chứng nhân lễ kéo cờ đỏ sao vàng mừng cách mạng thành công năm 1945 và là nơi tổ chức tuần lễ vàng ủng hộ chính phủ cụ Hồ. Xin mời quý khách có thể tự do tham quan trong vòng 10’. Sau đó chúng ta sẽ đến tham quan khu văn chỉ của làng Bát Tràng. Một di tích tiêu biểu cho văn hiến của làng, nó năm nay ở phía sau đình làng. Với trên 600 năm lịch sử hình thành và phát triển của Bát Tràng, người dân Bát Tràng không chỉ tự hào về truyền thống nghề gốm mà còn luôn khắc sâu trong trái tim niềm tự hào lớn lao của mảnh đất Bát Tràng văn hiến khoa bảng. Văn chỉ của làng gốm Bát Tràng được dựng lên lưu giữ như một chứng nhân lịch sử biểu trưng những giá trị văn hiến, khoa bảng và truyền thống làng nghề và giáo dục ý thức, tinh thần hiếu học, đạo đức nhân văn, tài năng nghề gốm cho mọi thế hệ người dân Bát Tràng.
Kính thưa quý khách, văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ nhị “=”,mỗi toà 5 gian. Quý khách có thể quan sát trên cổng tam quan của văn chỉ có 3 chữ Hán “Ngưỡng di cao”, được dịch là (trông lên vời vợi). Ba chữ này được viết ngay ở cổng tam quan với ý nghĩa luôn nhắc nhở người dân Bát Tràng phải luôn cố gắng: Dù người ta có học vấn, đỗ đạt cao đến đâu vẫn luôn phải phấn đấu học hỏi thèm nữa. Xin mời quý khách vào tham quan phía trong của văn chỉ.

Kết quả hình ảnh cho văn chỉ làng Bát Tràng
Thưa quý khách, văn chỉ ở các làng khác thường xây lộ thiên, nhưng văn chỉ làng Bát Tràng lại “xây nổi nóc”. Sở dĩ như vậy là do làng Bát Tràng có người đỗ Trạng Nguyên. Theo truyền thuyết thì văn chỉ có từ thếkỷ XIV. Văn chỉ ngoài chức năng là nơi thờ Khổng Tử – người sáng lập ra đạo Nho, các vị tiên hiền của làng đây còn là nơi mà xưa kia trong xã hội phong kiến các quan viên tư văn trong làng họp bàn việc học hành, biểu dương người thành đạt.Ngày nay, trong nhà hậu cung của văn chỉ vẫn là nơi đặt bệ thờ Đức Khổng Tử, thập Triết và thất thập nhị hiền và nhà tiền tế của văn chỉ được sử dụng làm thư viện đọc sách báo, nơi hội họp và biểu dương khen thưởng học sinh giỏi, trưng bày các tranh ảnh về làng gốm nhằm mục đích khích lệ phong trào khuyến học khuyến tài và khuyến nghề. Xin mời quý khách tham quan khu nhà tiền tế của văn chỉ quý khách có thể thấy rất nhiều bức ảnh rất đẹp về làng gốm như bức ảnh bác Hồ về thăm làng Bát Tràng 1959, bức ảnh cảnh lao động hăng say của người dân làng gốm…, ở đó còn có những bức gấm ghi tên, vinh danh những nghệ nhân giỏi của làng gốm Bát Tràng như: Lê Minh Châu, Lê Minh Ngọc, Trần Độ, Lê Văn Cam, Lê Quang Chiến…
Bức hoành phi bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở nhà tiền tế có hai chữ Hán “văn hội” – dịch là “hội của làng văn” với nghĩa là nơi đây là nơi tụ hội những tinh hoa văn hiến, văn nhân của Bát Tràng.
Khu phía trong là nhà hậu cung, quý khách có thể thấy ở đó đặt những bệ thờ Khổng Tử, thập triết và thất thập nhị Hiền.
Thưa quý khách, các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá rằng thực sự hiếm có làng nào như làng Bát Tràng bởi lẽ người dân ở đây không chỉ tài ba về làm gốm mà còn rất giỏi học vấn, điều này được minh chứng rất rõ ràng khi Bát Tràng có đến 364 vị khoa bảng. Vào ngày lễ hội ở Bát Tràng bức trướng gấm vàng thêu tên 364 vị khoa bảng của làng được tôn trọng treo lên để mọi người chiêm ngưỡng, học tập.
Trong số 364 vị khoa bảng của làng, tiêu biểu nhất phải kể đến là
– Trạng Nguyên Giáp Hải và 8 vị tiến sĩ: Vương Thì Trung đỗ năm 1589
– Trần Thiện Thuật đỗ năm 1683, Nguyễn Đăng Liên đỗ năm 1706

– Lê Hoàn Viên đỗ năm 1715, Nguyễn Đăng Cẩm đỗ năm 1718, Lê Hoàn Hạo
đỗ năm 1727, Lê Danh Hiển đỗ năm 1785 và Vũ Văn Tuấn đỗ năm 1845.
Các vị đại khoa này đều đã đóng góp nhiều công sức trí lực cho đất nước, đều giữ những chức vị quan trọng trong triều đình giúp dân ấm no hạnh phúc mở mang dân trí.
Kính thưa quý khách, tôi xin được giới thiệu vài nét về vị trạng nguyên của làng. Đó chính là trạng nguyên Giáp Hải(1506- 1586). ông đỗ trạng nguyên năm 31 tuổi và làm quan dưới triều đại nhà Mạc. Dân gian kể lạ rằng: ông được sinh ra ở làng Bát tràng, sau đó khi trở thành một cậu bé khôi ngô tuấn tú đã bị một thương gia bắt cóc trên bờ sông Hồng, Nhiều năm sau khi đã là 1 vị quan to, trong 1 lần đi kinh lý qua bến song làng Bát Tràng ghé vào quán nước bên sông trò chuyện với bà cụ hang nước và thật hạnh phúc bà cụ đã nhận ra ông chính là con trai mình bị bắt cóc thủa xưa. Niềm vui đoàn viên mẫu tử cũng là niềm vui của cả làng Bát Tràng. Trạng nguyên Giáp Hải được vua Mạc hết sức xùng ái, nhà vua đã tặng ông những câu thơ ca ngợi hết sức sâu sắc:
Trạng nguyên, tể tướng, đầu nam tuấn
Quốc lão , đế sư, thiên hạ tôn
dịch: Đỗ trạng nguyên , làm tể tướng danh cao
Như ngôi sao bắc đẩu cõi trời nam
Bậc quốc lão ở kinh đô được cả nước tôn kính.
Kính thưa quý khách, tiếp theo lịch trình chúng ta sẽ đii tham quan khu làng cổ Bát Tràng để đến nhà nghệ nhân Lê Minh Ngọc- một nghệ nhân trẻ mới có ngoài 30 tuổi nhưng đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân gốm giỏi, bàn tay vàng,đặc biệt anh là người đã làm ra đôi lộc bình to nhất nươc ta hiện nay.
Khui làng cổ Bát Tràng như mũi con tàu lớn hướng ra một vùng nước mênh mông là nơi giao lưu giữa kênh đào Bắc Hải và sông Hồng.Hầu hết tất cả các hộ gia đình ở đầy đều làm gốm, một điều đặc trưng khác biệt ở làng cổ Bát Tràng quý khách có thể nhận thấy đó là không giống như những làng quê Việt Nam khác với những luỹ tre bao bọc quanh làng mà điều ấn tượng đó là làng không có một cây tre nào cho con cò về ngủ đỗ những chiều tà mà chỉ có những con đường lát gạch Bát Tràng, những lò nung tường xây bằng gạch cổ bao bọc lấy từng hộ gia đình, bao bọc lấy làng cổ, từ bao đời nay nó vẫn sừng sững vững chắc như những bức tường thành bảo vệ cả khu làng và đặc biệt quý khách có thể
nhận thấy nó còn là những chiếc sàn phơi thẳng đứng, phơi những bánh than tròn như bánh dày ngày lễ hội. Đến với Bát Tràng dù ở bất cứ thời gian nào trong năm vẫn thấy không thay đổi không khí náo nhiệt của cảnh người dân làm gốm với hàng trăm lò gốm đang ngày đêm hoạt động. Người Bát Tràng luôn tâm niệm rằng: “Phải luôn coi đất là mẹ có lửa làm hồn qua bàn tay người sáng tạo không ngừng tạo nên các sản phẩm gốm đặc trưng thấm đẫm tinh thần sáng tạo gìn giữ giá trị cổ xưa của người dân Bát Tràng”.
Vâng, thưa quý khách chúng ta đã đến nhà nghệ nhân Lê Minh Ngọc, xin mời quý khách vào tham quan xưởng gốm và được trực tiếp trò chuyện cùng anh để có thể tìm hiểu kĩ hơn chân thực hơn về nghề gốm.Nghệ nhân Lê Minh Ngọc đã làm đôi bình to nhất nước, đạt kỷ lục Guiness Việt Nam với chiều cao 3,2m, trị giá của nó là rất lớn nhưng thật đặc biệt là anh vẫn chưa bán và đang trưng bày ở gia đình cho mọi quý khách đến tham quan, để làm được sản phẩm như thế này là sự đầu tư rất nhiều công sức, tiền của nhưng với anh đây thật sự là niềm vinh hạnh và tự hào rất lớn khi đã sáng tạo ra sản phẩm độc đáo này của sản phẩm gốc của đất nước. Anh Ngọc đang quyết tâm làm một đôi lọ nữa sẽ có chiều cao 5m để nêu danh gốm Việt Nam, nêu danh Bát Tràng cùng nhân loại. Đôi lọ này sắp hoàn thành và lò nung đang được xây dựng sau khi cốt gồm hoàn thành. Chúng ta sẽ cùng anh Ngọc tìm hiểu về nghề gốm Bát Tràng và trực tiếp tham quan khu xưởng gốm của gia đình anh.Gốm được tổ tiên sử dụng từ rất lâu đời, có cách đây ít nhất là 6 – 7 ngàn năm về trước, từ các di chỉ văn hoá cổ như: Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long đến văn hoá mới như Phùng Nguyên, Gò Mun… đều thấy sự có mặt của gốm giống như các ngành nghề thủ côngkhác, việc sản xuất gốm thời xưa được tập trung thành các làng mà có những làng tồn tại cho tới ngày nay. Giờ đây, nói tới công nghệ sản xuất gốm là người ta nghĩ ngay tới
làng gốm Bát Tràng. Cũng như những làng nghề thru công truyền thống khác, Bát Tràng
đã phải trải qua những bước thăng trầm của lịch sử. Nghề làm gốm ở đây đã tồn tại và phát triển được gần 6 thế kỷ, có lúc hưng, lúc thịnh và có lúc tưởng như không vực dậy làng nghề được nữa. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, Bát Tràng đã là nơi cung cấp sản phẩm để gốm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Để giữ vững vị trí này, người Bát Tràng đã tự cải tiến quy trình công nghệ sản xuất cũng như sản phẩm để ngày càng hoàn thiện theo bước tiến của lịch sử.Đặc biệt trong quy trình sản xuất, các công đoạn đã được chuyên môn hoá cao và không phải tất cả các hộ gia đình sản xuất gốm đều làm tất cả các công đoạn mà nhiều gia đình chỉ chuyên môn từng lĩnh vực như: nhà chuyên làm đất, nhà chuyên làm gốm nhỏ, nhà làm gốm lớn, gốm xuất khẩu… Và tất cả các hộ gia đình sản xuất gốm đều kết hợp hài hoà với nhau trong sự thân ái nghề nghiệp, không có sự cạnh tranh gay gắt vì mục tiêu phát triển chung của làng gốm.
Thưa quý khách đây chính là sơ đồ về quy trình sản xuất gốm Bát Tràng, tôi đã phôtô trước xin mời quý khách tham khảo và anh Ngọc sẽ thuyết trình cụ thể hơn từng công đoạn tới quý khách.

Kết quả hình ảnh cho quy trình làm gốm

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Những người thợ gốm Bát Tràng đang song song phát triển sản xuất hai chủng loại gốm lớn:
– Gốm giả cổ và gốm bằng chất liệu, phương pháp cổ truyền
– Gốm hiện đại, gần gũi với kỹ thuật đồ sứ và hệ thống sản phẩm có
thể phân ra làm 3 loại:
– Đồ da dụng:
+ Sản phẩm gốm cỡ nhỏ: bát cơm, bát đàn, chén, tách, be rượu…
+ Sản phẩm gốm cỡ lớn: bát chiếu yên, bát nắp, ấm chuyên, ấm
tích, liễn, phụng.
– Đồ thờ cúng gồm có bát hương, đỉnh trầm, cây đèn độc bịch, lộc
bình, lọ hoa…
– Đồ trang trí gồm: long đình, gạch, ngói xây dựng, tranh, gốm…
à kinh nghiệm sản xuất gốm của người Bát Tràng được đúc kết thành 1 quan niệm quý rằng:
“Nhất xương nhì da thứ ba dọc lò”: Xương chính là cốt đất dùng để làm gốm, da là lớp men tráng ngoài gốm, dạc lò chính là nói đến vai trò của lửa.
Quy trình sản xuất gốm:
+tạo cốt gốm: là khâu cơ bản quan trọng trong quá trình làm ra sản phẩm.Khâu này bao gồm các công đoạn: chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo hình, phơi sấy và sửa cốt gốm. Mỗi công đoạn nhỏ đều giữ vai trò quyết định trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nó đòi hỏi người thợ phải có đủ kinh nghiệm cần thiết để chọn được nguồn nguyên liệu phù hợp. Ngoài ra,sự khéo léo, tinh thần sáng tạo, óc quan sát tinh tế cũng là phẩm chất không thể thiếu của người thợ giỏi trong quá trình này.
+ Chọn đất
Cơ sở ban đầu tạo nên một làng nghề gốm chính là nguồn đất sét làm gốm và người nghệ nhân. Làng gốm Bát Tràng xưa kia là một sỏ đất sét trắng, vì vậy mà còn được gọi bằng một tên khác là Bạch Thổ Phường.Trước kia, người Bát Tràng khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để làm gốm. Khi mỏ đất sét cạn kiệt. Họ phải mua đất ở các vùng khác về phục vụ sản xuất. Các loại đất được sử dụng như: Đất Tử lạc lấy ở Quảng Ninh, đất Trúc Thôn khai thác ở Hải Hưng, đất La Phù ở Vĩnh Phúc, đất Thiên Thai ở Bắc Ninh… Đất Trúc Thôn và đất Tử Lạc là hai loại đất hay được dùng nhất trong quá trình làm gốm:
+ Xử lý và pha chế đất
Cũng như các trung tâm sản xuất khác, công việc xử lý đất sét ở đây cũng được tiến hành hết sức cẩn thận. Khi còn nguồn sét trắng ở phường Bạch Thổ ngày xưa loại đât sét deo, trắng, ít tạp chất, người ta xử lý đất rất đơn giản, thường không phải nghiềm lọc gì cả. Người ta chỉ cần loại bỏ bớt tạp chất, ngâm đất cho chín rồi dùng cuốc đảo kỹ, vun thành đống, dẫm cho nát, ấp lại thành quả đất và thái quả đất nhiều lần bằng cái kéo cắt đất cho cối đất thật mịn, dẻo là được. Trong quá trình dẫm thái đấtđồng thời phải loại bỏ tạp chất như sỏi, đất, rễ cây, cỏ…Đối với các loại đất hiện nay thường dùng như Trúc Thôn, Tử Lục, việc xử lý đất lại phức tạp hơn rất nhiều kỹ thuật xử lý, pha chế đất ở Bát Tràng xưa nay đều phải sử dụng đến hệ thống bể chứa:
Bể đánh ,Bể lắng , Bể phơi và Bể ủ
Đất mua về ở dạng thô được người thợ đổ vào bể đánh ngâm nước từ 3 đến 4 tháng cho chín và đánh thật tơi, nhuyễn thành thứ dung dịch lỏng.
Dung dịch này được tháo xuống bể lọc. Tại đây, đất sét lắng dần xuống, tạp chất là chất hữu cơ nổi lên được loại bỏ đi, nước dần dần trong.
Sau đó, người ta múc dung dịch đất sét loãng đó sang bể thứ 3 là bể phơi. Đất được phơi trong 3 – 4 ngày sau đó đưa sang bể ủ. Trong bể ủ oxit sắt và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men – một quá trình vi sinh hoá khử các chất có hại trong đất. Giữ đất trong bể ủ càng lâu, chất sắt và tạp chất càng được khử triệt để hơn, việc xử lý đất phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp do yêu cầu của từng loại gốm người ta có thể pha thêm cao lanh ít hoặc nhiều hoặc loại bỏ bớt cát hay pha chế thêm để tạo thành loại đất người ta gọi là đất sét gầy, đất sét mỡ.
Đất sét gày: Loại đất nhiều cát, độ hút nước không cao mà đất lại dễ bở.
Đất sét mỡ: Loại đất ít cát, độ hút nước không cao, quá dính.
+ Tạo dáng:
Thợ gốm Bát Tràng xưa thường tạo dáng sản phẩm bằng bàn xoay và sử dụng phương pháp vuốt tay, be chạch.
Phương pháp vuốt tạo dáng gốm được tiến hành như sau: Người thợ gốm ngồi trên chiếc ghế cao hơn mặt bàn xoay vừa dùng chân đạp hoặc dùng tay giậtlàm cho bàn xoay quay, vừa dùng tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất đưa lên bàn xoay phải thật nhuyễn và dẻo, cuốn thành thỏi. Khi sản phẩm đã được tạo dáng hoàn chỉnh trên bàn xoay, nó được đưa ra và phơi khô. Tuy nhiên ngày nay kỹ thuật vuốt tay đã bị mai một dần và rất hiếm thợ làm được thao tác này. Đây là thao tác tạo sản phẩm đơn chiếc mất rất nhiều thời gian, không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày càng lớn ở Bát Tràng.
Ngày nay, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng một số phương pháp tạo gốm như: be chạch, đắp nặn, in. các phương pháp này được mô tả cụ thể như sau:
Be chạch: Vuốt gốm trên bàn xoay nhẹ đà, chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Người thợ vừa be, vừa nặn, vừa kéo để định hình sản phẩm.
Phương pháp này đã bớt được bước đặt đất vào bàn xoay mà cách vuốt dáng trước đây không thể bỏ qua được.

Đắp nặn: Người thợ có thể đắp nặn ngay một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc có thể đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm rồi chắp ghép lại sau. Hình thức này chỉ để tạo hình các vật phẩm không có dáng tròn xoay – chủ yếu để tạo sản phẩm đơn chiếc độc đáo và phải là nghệ nhân khéo mới thực hiệnd c phương pháp tạo hình này.
In: Tạo hình sản phẩm bằng khuôn gỗ hay khuôn thạch cao. Người thợ đặt khuôn vào giữa bàn xoay và ghim chặt lại sờ các khớp và các vấu, láng một lớp bột men giả đất khô rồi ném mạnh đất vào giữa lòng khuôn để bám chắc chân vét đất lên vành, quay bàn xoay và cán kéo để tạo sản phẩm.
Hiện nay làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật đúc bằng khuôn thạch cao để tạo dáng sản phẩm. Người thợ gốm muốn tạo khuôn đúc sản phẩm thì phải tiến hành tạo cốt (mẫu của sản phẩm). Khi đúc sản phẩm gốm mộc người thợ gốm chỉ cần rót dung dịch thừa ra. Thời gian tháo khuôn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm cỡ lớn hay nhỏ thành gốm dày hay mỏng.
+ Phơi sấy và sửa cốt gốm
Cốt gốm rất ướt vì vậy cần phải phơi sấy khô sản phẩm trước khi trang trí và tráng men. Kinh nghiệm truyền thống là hong khô gốm mộc trên giá trong các dãy và thoáng gió có mái che. Cốt gốm sẽ khô từ từ, không ngót đột ngột tránh được rạn nứt. Ngày nay, người ta dùng phương pháp sấy gốm mộc trong các lò sấy. Người ta tăng nhiệt độ ở lò sấy dần dần để nước ở cốt gốm bốc hơi từ từ. Sau đó người thợ sẽ tiến hành chỉnh sửa sản phẩm gốm cho mịn mặt sản phẩm sau khi kết thúc công đoạn này, sản phẩm mộc sẽ được người thợ chuẩn bị chuyển sang một quá trình mới đó là trang trí và tráng men.
– Trang trí và tráng men
+ Trang trí
Trang trí là một khâu rất đặc biệt, nó tạo ra hiệu quả thẩm mỹ ban đầu về đường nét, hoạ tiết cho sản phẩm. Quy trình này gồm các công đoạn: đánh chỉ, đắp nổi, khắc chìm, vẽ và bôi men chảy.
Đánh chỉ: là thao tác chỉ dùng cho loại sản phẩm có dáng tròn xoay.Người ta đặt gốm mộc (gốm chưa tráng men) lên bàn quay có gắn môtơ,dùng bút lông chấm màu hoặc men màu định những vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm.
Đắp nổi: với người thợ gốm đắp nổi là một phương pháp tạo hình khá phức tạp. Trong công đoạn này, người thợ sẽ tiến hành đắp đất vào 1 vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình. Đắp nổi còn được gọi là đắp phù điêu. Khắc chìm nghĩa là khắc sâu các hoạ tiết trên sản phẩm (thường dùng cho các hoạ tiết trên sản phẩm một màu men).
Vẽ là thao tác mà người thợ dùng bút vẽ trực tiếp vẽ màu và men màu định hình trên sản phẩm.
Bôi men chảy: Men chảy là loại men trang trí, thường người thợ bôi men chảy trên miệng sản phẩm đi khi nung, men sẽ chảy toả xuống tạo ra những đường nét tự nhiên.
+ Chế men
Men là một bí quyết lớn của nghề gốm và chế men đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất gốm. Những thế hệ thợ gốm Bát Tràng đã sử dụng ít ra 5 loại men khác nhau. Đó là men ngọc, men rạn, men nâu,men chảy, men hoa lam. Chất liệu tạo men phổ biến là các khoáng chất tự nhiên như tro, đất phù sa, sét và bột đá.
Nhìn chung, men gốm có thể phối chế khô hoặc ướt. Thợ gốm Bát Tràng xưa nay thường quen dùng men ướt, người ta cho hợp chất men đã nghiền mịn vào nước, khuấy tan. Khi hợp chất lắng, người ta bỏ nước trong ở trên và bã ở đáy, chỉ lấy phần dị lơ lửng ở giữa.
Dị chính là lớp men bóng phủ ngoài cốt gốm. Người thợ gốm Bát Tràng rút kinh nghiệm khi chế biến men, đó là bột tro mịn hơn bột đất thì men dễ chảy hơn khi nung. Bởi vậy mà ở Bát Tràng vẫn truyền tụng câu châm ngôn “nhỏ gio to đàn”, nói đến kỹ thuật chế biến nguyên liệu khi tạo men, bột gio phải được nghiền mịn hơn bột đất để cho men dễ chảy.
+ Tráng men
Người Bát Tràng thường dùng phương pháp phủ men ngay lên gốm mộc đã phơi khô, còn ở những làng gốm khác, người thợ lại nung chín sản phẩm gốm mộc, sau đó mới tráng men rồi lại đem nung ở nhiệt độ thấp.
Trước khi tráng men người thợ phẩy bụi, làm sạch gốm mộc. Đối với loại xương gốm có màu, họ phải láng một lớp lót bằng dịch sét tráng lên bề mặt. Người ta phun men, dội men lên bề mặt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ. Phải nhúng men rất nhanh, từ 3 – 5 giây, để đảm bảo lớp men láng mỏng.
Kỹ thuật tráng men của thợ gốm Bát Tràng vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là những bí truyền trong nghề nghiệp ở đây nó chỉ được truyền cho con em trong gia đình dòng họ mà thôi.
+ Sửa hàng men
Các sản phẩm tráng men đã khô, được tu chỉnh để đưa vào lò nung, người Bát Tràng gọi là sửa hàng men.
– Nung gốm
Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của lứa sản phẩm. Để nung gốm trước hết họ phải sử dụng lò nung sản phẩm.
+ Lò nung
Phía trước quý khách chính là lò hộp để nung gốm Tuy nhiên người Bát Tràng từ khi bắt đầu sản xuất gốm đến nay đã trải qua quá trình sử dụng rất nhiều loại lò khác nhau từ thô sơ đến hiện đại như lò ếch,lò Đàn lò Bầu,lò Hộp, lò Ga, lò Tuy Nen.
Lò ếch là một kiểu lò gốm cổ nhất, có một bầu, đây làloại lò nung cỡ lớn. Trước khi xếp lò, người ta ghép gạch mộc xung quanh phía trong thành lò và sàn lò. Đến nay thì loại lò này không còn được sủ dụng nữa và chỉ còn là lời kể của những nhười thợ lò lớn tuổi.
Lò Đàn: Xuất hiện từ giữa thế kỉ XIX tại Bát Tràng được kết cấu hoàn chỉnh hơn nhiều so với lò ếch và có hiệu nhiệt cao từ 1250oC – 1300oC. Sản phẩm gốm men lò Đàn rất đa dạng, phong phú. Đây chính là nguồn gốc hình thành phố Bát Đàn ở Hà Nội.
Lò Bầu: còn đưộc gọi là lò Rồng, được sử dụng ở Bát Tràng đầu thế kỉ XX, gồm có nhiều bầu, các bầu lò như hình vỏ sò úp nối với nhau. Nhiệt độ lò nung bầu có thể lên đến 1300oC vì thế phải luôn có sản phẩm đốt lò hang ngày và tiêu tốn nhiều chất đốt, điều đó không phù hợp với Bát Tràng là một làng nghề gốm sản xuất theo quy mô gia đình nhỏ lẻ, sản phẩm đốt lò không liên tục theo ngày.Ở Bát Tràng hiện nay sử dụng chủ yếu là lò hộp và lò ga vì nó không gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với mô hình sản xuất quy mô nhỏ của làng.
Lò hộp và lò ga: khi nung sản phẩm xong sẽ tắt lò, để nguội sản phẩm, lấy hàng ra và đến khi cần lại đốt lò để nung lứa sản phẩm khác
+ Kỹ thuật nung
Để nung gốm, thợ Bát Tràng phải tiến hành các công việc cần thiết như: Làm bao nung, chuẩn bị chất đốt, chồng lò, đốt lò, ra lò.
Bao nung: trước đây khi dùng các lò gốm cũ thì họ dùng gạch làm bao nung bằng cách ghép lại trong lò. Hiện nay, họ dùng bao nung làm bằng đất xám xẫm trộn lẫn với bột gạch hoặc là đất sét trộn với samốt (là bao nung hỏng được đem nghiền thành bột).
+ Chất đất (nhiên liệu)
Xưa kia, thợ gốm Bát Tràng dùng nhiên liệu là rơm, rạ, tre, nứa, củi.Ngày nay, chất đốt chủ yếu được dùng là than cám mua từ vùng mỏ Quảng Ninh sau đó trộn với bùn đóng thành bánh hoặc nắm từng nắm. Người ta ném các nắm than lên tường xây cho khô nhanh, vì tường hút nước mạnh, cho kịp nhiên liệu đốt lò. Ngoài ra, để tránh ô nhiễm môi trường người Bát Tràng đã dần chuyển sang dùng nhiên liệu là gia điện.???
+ Chồng lò: đó là cách sắp xếp sản phẩm gốm trong lò để đốt ngày nay đối với các lò hộp, như quýý khách quan sát thì mọi sản phẩm gốm mộc sẽ được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần tới nóc lò. Các khoảng trống giữa các bao nung đều chèn các viên hay bánh than.
Theo kinh nghiệm dân gian ở Bát Tràng, trong khi chồng lò người thợ luôn quan tâm đến thời tiết khí hậu để quyết định chèn lượng than trong lò ít hay nhiều. Công việc này, nói đúng hơn là bí quyết nhà nghề của từng gia đình.
+ Đốt lò
Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến thành công hay thất bại của lứa sản phẩm. Người đốt lò là người làm chủ được ngọn lửa và tuân theo nguyên tắc: nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chin phải từ từ hạ nhiệt độ xuống rồi mới đưa sản phẩm ra lò.
+ Ra lò: Sau khi nung sản phẩm chín. Người thợ chờ cho nhiệt độ hạ xuống gốm trong lò nguội dần, rồi dùng xe goòng chỉ sản phẩm từ trong lò ra ngoài. Kết thúc công đoạn này, sản phẩm gốm đủ loại của người Bát Tràng được đem tiêu thụ ở nhiều nơi khác nhau cả trong nước lẫn quốc tế. Xin cảm ơn anh Ngọc rất nhiều vì những thông tin rất thú vị về quy trình làm gốm Bát Tràng.
Thưa quý khách các sản phẩm gốm hoàn chỉnh đã được đem ra trưng bày và bán tới khách hàng thì ở Bát Tràng có rất nhiều nơi tuy nhiên có 2 điểm mà quý khách không thể bỏ qua đó là nhà cổ Vạn Vân và thợ gốm.
Đến thăm nhà cổ Vạn Vân quý khách sẽ được chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm cổ rất quý và lâu đời của các triều đại phong kiến Việt Nam và chợ Bát Tràng là trung tâm mua bán trưng bày đa dạng các loại sản phẩm gốm giả cổ,gốm hiện đại đa dạng phong phú, ở đó quýý khách còn có thể vừa tham quan,
mua sắm và trực tiếp làm một số mẫu gốm đơn giản.
Và theo lịch trình hôm nay tiếp theo chúng ta sẽ đến tham quan nhà cổ Vạn Vân và kết thúc chương trình tham quan tại chợ Bát Tràng.
Thưa quýý khách, nhà cổ Vạn Vân nằm ở địa phận thôn Giang Cao, xã Bát Tràng của một tư nhân rất ngưỡng mộ gốm Bát Tràng xây dựng lên cho khách tham quan. đây là ngôi nhà được xây dựng hầu hết bằng nguyên liệu là gỗ và theo kiến trúc nhà cổ chia làm nhiều gian và ngôi nhà có chức năng là khu trưng bày cổ vật gốm Bát Tràng có niên đại từ triều Lý à Nguyễn đặc biệt là gốm có Minh Văn thế kỉ 16, 17 (tức là gốm có đề tên nơi và năm sản xuất).
Quý  khách có thể thấy những sản phẩm gốm tinh xảo: Những độc bình, chân đèn, đòn, bình vôi, nậm rượu, ấm, chóc bằng gốm men ngọc, men chảy, men hoa lam, men rạn hay men màu. Gốm men ngọc (thời Lý Trần) gốm hoa nâu (thời cuối Trần đầu Lê) gốm men rạn (thời Lê – Trịnh) và gốm
hoa lam (vào cuối Lê đầu Nguyễn).

Đào tạo Nghiệp Vụ HDV du lịch toàn quốc– kho tài liệu, bài thuyết minh dành cho Hướng dẫn viên.

ĐĂNG KÝ LỚP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH- ĐỔI THẺ QUỐC TẾ& NỘI ĐỊA

  • đăng ký gọi ngay : 0982 8686 41 ms Duyên

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN