Sơ lược tiểu sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng đầu tiên, Bí thư Quân ủy đầu tiên, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay; người Cộng sản kiên trung, mẫu mực, một thiên tài quân sự đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đã từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 04 tháng 10 năm 2013 (tức ngày 30 tháng 8 năm Quý Tỵ), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; hưởng thọ 103 tuổi. Nhằm bày tỏ tình cảm yêu mến, kính trọng của tuổi trẻ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hôm nay đoàn mình hành trình xa sôi đến đây để dâng lên người một tấm lòng biết ơn sâu sắc. Có lẽ sau mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam vì đã mất đi người Cha già kính yêu của dân tộc, lần nữa sau Bác Hồ kính yêu của chúng ta,lần thứ hai toàn thể non sông mình lại đau đớn mất đi một cây “Đại thụ” nữa.
Thưa quý đoàn, Bác Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông xuất thân trong một gia đình Nho giáo, với cụ thân sinh là ông Võ Quang Khiêm – một nhà nho đức độ, và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Gia đình có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại 5 người, 3 người con gái và 2 người con trai là: Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông đất nước, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này. Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: “Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho”. Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Võ Nguyên Giáp học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Học xong lớp 3 Võ Nguyên Giáp phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp. Đồng Hới khi đó thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh. Những năm học ở thị xã Đồng Hới, Võ Nguyên Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai loại khá).
Ngoài việc học, Võ Nguyên Giáp sớm có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị – xã hội, đến đất nước thủa ấy đang trong cảnh nô lệ. Năm 14-15 tuổi, hằng tuần cậu đã tìm gặp nhà chí sĩ Phan Bội Châu để nghe cụ nói chuyện. “Biệt nhãn” của cụ Phan cũng đã sớm nhận ra tinh thần cách mạng hay một thiên tư nào đó tiềm ẩn trong con người Võ Nguyên Giáp. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại “hồi đó, anh Giáp được cụ Phan chú ý và rất thương. Cụ có mấy chục bộ sách cổ kim, thấy anh Giáp hăng hái, nhiệt tình và ham học, cụ bảo: Khi nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp”. TS sử học Robert J. O’Neill cho rằng: “Khi Giáp còn đi học, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã được hình thành một cách có sức thuyết phục và đầy cảm hứng bởi cụ Phan Bội Châu”. Năm 1927, Võ Nguyên Giáp viết bài báo đầu tiên bằng tiếng Pháp: “À bas le tyranneau de Quoc hoc!” (“Đả đảo tên tiểu bạo chúa trường Quốc học!”), gửi tặng ở tờ L’Annam của luật sư Phan Văn Trường tại Sài Gòn. Bài báo tố cáo mạnh mẽ nền giáo dục ngu dân của những kẻ cai trị. Sau đó, anh tổ chức một phong trào bãi khóa để phản đối việc nhà trường đàn áp học sinh, đuổi học Nguyễn Chí Diểu, cấm học sinh đọc sách báo yêu nước… Với vai trò người cầm đầu, anh bị đuổi học.Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về. Đầu tháng 10/1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng… Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut. Tuổi 20 của Võ Nguyên Giáp, như Trung tướng Phạm Hồng Cư đã viết, là một thời kỳ sôi nổi, làm việc cật lực: “Làm nhiều việc cùng một lúc: Vừa học thi, vừa đi dạy, vừa viết báo, vừa hoạt động cách mạng. Là chiến sĩ cách mạng, là thầy giáo dạy sử, là nhà báo, là sinh viên. Với tinh thần ham mê học tập, năng lực tổ chức và khả năng làm việc gấp đôi, ba người thường, khiến Võ Nguyên Giáp luôn là một sinh viên nổi bật. Năm 1937, ông nhận bằng Cử nhân luật. Năm 1938, do bận rộn hoạt động cách mạng,ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. Từ 1936 – 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo tin tức, dân chúng. Tháng 5/1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Ngày 03/05/1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ. Đường đến với những chiến công oanh liệt Năm 1940, Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác, và tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 22/12/1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 25/12/1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần. Ngày 14/8/1945, Võ Nguyên Giáp trở thành Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, từ 28/8/1945 đến hết năm 1945, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.Từ 7/1947 – 7/1948: Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp. Ngày 19/12/1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948, ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Tháng 8/1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là “Chiến tranh nhân dân” kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Trận Điện Biên Phủ lịch sử và Danh nhân quân sự của Việt Nam Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 304, 308, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam.Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:
1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)
3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12/1950)
4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5/1951)
6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12/1951)
7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952)
8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4/1953)
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954).
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Từ 1955 – 1980: Ông làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ 1981 – 1991: Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là Đại biểu Quốc hội từ khóa I – VII Đại tướng và những tác phẩm quân sự bất hủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác phẩm quân sự có giá trị nghiên cứu cao như: “Khu giải phóng” (1946), “Đội quân giải phóng” (1947), “Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược” (1950), “Điện Biên Phủ” (1964), “Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng” (1970), “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân” (1972), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” (1979), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường cách mạng Việt Nam” (2000)… Với những đóng góp cực kỳ to lớn cho cách mạng và kho tàng nghiên cứu của Việt Nam, Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, và nhiều huân chương, phần thưởng cao quý khác…sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa – đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực.
NƠI AN NGHỈ CỦA NGƯỜI- VŨNG CHÚA- ĐẢO YẾN
VỀ MẶT PHONG THỦY
HUYỆT ĐẠI CÁT
THUYẾT MINH THÊM VỀ VŨNG CHÙA ĐẢO YẾN
LƯU Ý: PHẦN CHỈ DẪN ĐƯỜNG VÀ CÁC LƯU Ý KHI THAM QUAN MỘ BÁC GIÁP
Các bạn phần lớn đi tour từ đồng Hới mình cũng chia sẻ cho bạn nào chưa đi thôi: Quãng đường từ Đồng Hới đến Mộ ~~70km nhé, các bạn Qua Cầu Gianh thì thuyết minh về Bến Phà Sông Gianh hay gì gì đó thì tùy mỗi hdv sau đó đến cây cầu thứ 2 là cầu Ròn…đi thêm khoảng 3 – 4 km nữa sẽ có cái bảng chì dẫn bên phải đi vào 1,4km nữa là đến. còn các bạn đi từ ngoài bắc vào qua đèo ngang hết các bạn cũng chú ý bên táy trái có bảng chỉ dẫn đi vào.
- đăng ký gọi ngay : 038 6875 702 – 033 448 1721 mail: thuongpn@duyenhai.edu.vn