Một số thông tin hữu ích về lĩnh vực quản trị khách sạn

0
1424

Trước hết cần phải biết quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Ngành này đặc biệt phù hợp với những bạn năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát nắm bắt tâm lí khách hàng, xử lí tình huống tốt trong những trường hợp khẩn cấp và đặc biệt phải có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Khi học về quản trị khách sạn thì học viên sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin về cách quản lí nhà hàng khách sạn sao cho hiệu quả, quản lí buồng phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, cách tìm hiểu về rượu và các loại thực phẩm phổ biến tại khách sạn. Hơn nữa bạn có hiểu biết sâu rộng về nhiều văn hóa khác nhau của nhiều vùng miền cũng như các quốc gia trên thế giới.

 

 

Một số công việc quản lý của một nhà quản trị bên lĩnh vực nhà hàng khách sạn

  1. Xây dựng hệ thống quản lý nhà hàng khách sạn:

  • xây dựng các quy định , quy trình
  • tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng món ăn
  • giám sát việc thực hiện các quy trình, tổ chức cải tiến các quy trình đó.
  1. Kinh doanh và tiếp thị

  • Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nhà hàng khách sạn, xây dựng thương hiệu cho khách sạn.
  • Phối hợp với phòng kinh doanh tiếp thị xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng, sản phẩm, dịch vụ,… cho nhà hàng khách sạn và tổ chức theo kế hoạch đã được Giám đốc điều hành duyệt.
  • Trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng sử dụng dịch vụ và tổ chức thực hiện.
  • Chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng cho nhà hàng khách sạn.
  • Tổ chức hệ thống đánh giá về khách hàng (các nhu cầu của khách, khếu nại, sự thoả mãn) theo quy định của công ty và chuyển các thông tin về khách hàng cho phòng kinh doanh tiếp thị.
  • Theo dõi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng khách sạn và trực tiếp gặp gỡ thăm hỏi khách hàng đột xuất và định kỳ.
  • Trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách.

  1. Quản lý tài chính

  • Đại diện nhà hàng ký kết hợp đồng với nhà cung cấp theo thẩm quyền được phân công.
  • Nhận báo cáo thu chi hàng ngày từ các bộ phận và tổ chức theo dõi giám sát các báo cáo đó.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận được giao.
  • Thực hiện các báo cáo thống kê về tài chính được giao.
  1. Quản lý nhân sự, hành chính

  • Xây dựng bộ máy nhân sự đáp ứng nhu cầu
  • Tổ chức việc đào tạo, phân công công việc, đánh giá nhân sự.
  • Tổ chức triển khai, giám sát thực hiện chính sách nhân sự, nội quy của công ty.
  • Đảm bảo công tác an ninh trong nhà hàng đạt hiệu quả cao.
  1. Quản lý tài sản, hàng hoá

  • Theo dõi và điều chỉnh định mức hàng hóa
  • Theo dõi điều chỉnh tu sửa các thiết bị cơ sở vật chất trong nhà hàng khách sạn theo định kì.
  1. Điều hành hoạt động kinh doanh

  • Sắp xếp, điều động nhân viên thực hiện công việc
  • Xây dựng các kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng, tuần cho nhà hàng.
  • Tổ chức các buổi họp đầu ca để phổ biến, truyền đạt thông tin cho nhân viên.
  • Giải quyết các sự việc phát sinh thuộc thẩm quyền.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện của nhân viên.
  • Chuẩn bị các báo cáo cho Giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị theo quy định.

Ngoài việc tìm hiểu một số vấn đề trên thì người quản trị khách sạn nhà hàng nên học khóa quản trị nhà hàng khách sạn để trao đổi giao lưu với nhau học hỏi kinh nghiệm quản lí của nhau.

 

BÌNH LUẬN