Điều kiện và thủ tục thành lập trường mầm non tư thục.

Điều kiện và thủ tục thành lập trường mầm non tư thục..Do nhu cầu lớn nên các trường mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Song, không phải ai cũng biết các điều kiện mở trường mầm non và thủ tục mở trường mầm non như thế nào. tuyensinh24h.org xin giới thiệu với các bạn một số câu hỏi và các giải đáp về điều kiện và thủ tục mở trường mầm non, nhóm trẻ

0
2623

Do nhu cầu lớn nên các trường mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Song, không phải ai cũng biết các điều kiện mở trường mầm non và thủ tục mở trường mầm non như thế nào. tuyensinh24h.org xin giới thiệu với các bạn một số câu hỏi và các giải đáp về điều kiện và thủ tục mở trường mầm non, nhóm trẻ


Hỏi: “Tôi có nhu cầu tư vấn về việc thành lập trường mầm non tư thục. Tôi có một căn nhà tại Long Biên Hà Nội, diện tích đất là 98m2, nhà xây 3 tầng với diện tích mỗi tầng là 72 m2. Cho tôi hỏi với diện tích như vậy tôi có mở được trường mầm non tư thục không? Quy trình và hồ sơ thành lập như thế nào? tại sao?”

Trả lời:

  • Căn cứ Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành điều lệ trường mầm non
  • Căn cứ Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Căn cứ Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
  • Căn cứ Quyết định 09/2015/QĐ-BGDĐT về sửa đổi điều lệ trường mầm non

1.Điều kiện về cơ sở vật chất để thành lập trường mầm non

Điều 19 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 19. Cơ sở vật chất

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tư thục đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.”

Khoản 4 Điều 1 Quyết định 09/2015/QĐ-BGDĐT quy định về diện tích xây dựng nhà trường, nhà trẻ như sau:

“3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt”.

Điều 28, 29 Điều lệ trường mầm non cũng quy định về yêu cầu đối với phòng học, phòng sinh hoạt chung và nhà bếp như sau:

“Điều 28. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 – 1,8mcho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:

– Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;

– Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

– Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

– Hệ thống đèn, hệ thống quạt.

2. Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 – 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:

– Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền;

– Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.

3. Phòng vệ sinh (sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 09/2015/QĐ-BGDĐT): Đảm bảo 0,4 – 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:

– Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 – 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

– Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

4. Hiên chơi (Sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 09/2015/QĐ-BGDĐT): Đảm bảo 0,5 – 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m”.

‘’Điều 29. Nhà bếp

1. Đảm bảo 0,3- 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.

2. Nhà bếp có các thiết bị sau đây:

a) Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

b) Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;

c) Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.”

Như vậy, pháp luật không quy định diện tích tối thiểu hay tối đa cụ thể là bao nhiêu mà chỉ quy định diện tích tối thiểu đối với một trẻ, bạn cần lập kế hoạch cụ thể khi xây dựng để đảm bảo đủ diện tích cho trường với điều kiện trường phải có từ 3 nhóm trẻ trở lên với số lượng ít nhất là 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

2. Về thành lập trường mầm non tư thục

Để nhà trường được phép hoạt động, bạn phải tiến hành hai thủ tục sau: Thứ nhất là làm thủ tục thành lập trường, thứ hai là đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

Khoản 3 Điều 1 thông tư 44/2010/TT-BGDĐT quy định:

Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục

1. Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

2. Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;

g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

3. Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi”.

**Thủ tục thành lập trường: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT:

Hồ sơ thành lập:

– Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;

– Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;

– Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;

– Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

Nơi nộp: Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thủ tục thực hiện:

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 của Điều này;

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

**Thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục: Khoản 6 Điều 1 Thông tư 44/2010/QĐ-BGDĐT

Hồ sơ đề nghị:

– Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

– Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;

– Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;

– Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ này;

– Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;

– Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.

– Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.

Nơi nộp: Phòng giáo dục và đào tạo

Thủ tục thực hiện:

– Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.

– Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu nhà trường, nhà trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.


Hỏi: “Em đang là giáo viên mầm non hợp đồng dài hạn và đã được đóng bảo hiểm xã hội 6 năm. Xin hỏi em muốn mở lớp tư thục tại nhà có được không? Nếu được thì em có được tiếp tục đóng bảo hiểm không? Và có được nhà nước trả lương không? Xin chân thành cảm ơn!?

Trả lời

Theo Thông tư 13/2015/TT-BDGĐT Quy chế hoạt động trường mầm non tư thục thì: “Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng” (Điều 2 Thông tư 13/2015/TT-BDGĐT).

Do đó, đối với việc bạn muốn mở lớp mầm non tư thục tại nhà hay lập nhóm trẻ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu để có thể thành lập. Về điều kiện, ĐIều 14 Thông tư 13/2015/TT-BDGĐT quy định như sau:

Khoản 4 Điều 14:

 a) Điều kiện đăng ký hoạt động:

– Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ;

– Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;

– Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:

+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ, có cửa ngăn cách với các khu vực khác;

+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ;

+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày;

+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ; có đủ nước sạch cho trẻ dùng.

– Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

– Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Cá nhân có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.

Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn về số lượng trẻ để mở lớp, người chăm sóc trẻ hay điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo ở mức tối thiểu thì việc thành lập các lớp mầm non tư thuc hay nhóm trẻ cần đảm bảo điều kiện về người đứng tên xin phép thành lập, đăng ký mở lớp – chủ lớp tư thục, nhóm trẻ

Các tiêu chí cụ thể được quy định như sau:

Khoản 2 Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BDGĐT:

Tiêu chuẩn:

a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Phẩm chất, đạo đức tốt;

c) Sức khỏe tốt;

d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn muốn mở lớp mầm non tư thục thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện về nhân viên cũng như cơ sở vật chất thì cá nhân bạn – người đứng tên thành lập lớp mầm non, nhóm trẻ phải có các điều kiện cơ bản như: là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt; có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Bên cạnh đó, việc bạn đang là giáo viên mầm non hợp đồng dài hạn và đã được đóng bảo hiểm xã hội 6 năm thì nếu bạn vẫn công tác bình thường thì bạn vẫn được đóng bảo hiểm tại cơ sở bạn đang làm việc và hưởng lương do cơ sở đó chi trả. Nhà nước không chi trả lương cho việc bạn mở lớp tư thục tại nhà vì nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Bạn có thể đóng bảo hiểm bắt buộc khi có hợp đồng lao động với trường hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mong muốn của bạn.


Các chương trình đào tạo và bằng cấp liên quan đến mở trường mầm non tư thục.

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường mầm non

–          Đối tượng: Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ Trung học phổ thông trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc, chứng chỉ dùng để bổ xung hồ sơ thành lập nhóm trẻ, nhóm lớp, trường mầm non tư thục.

–          Học phí: 3.000.000đ.  Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng mầm non

–          Đối tượng: Hiệu trưởng, hiệu phó các trường, các cán bộ kế cận.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ Trung cấp sư phạm mầm non trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc, chứng chỉ để đề nghị xét làm hiệu trưởng trường mầm non tư thục ( Bắt buộc đối với trường mầm non tư thục là phải có hiệu trưởng)

–          Học phí: 3.500.000đĐăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non

–          Đối tượng: Là những cán bộ viên chức, giáo viên, nhân viên chưa qua công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đang công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên

–          Chứng chỉ do Trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc.

–          Học phí: 3.000.000đĐăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu mầm non. ( Nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em)

–          Đối tượng: Là người có trình độ từ THCS trở lên hoặc tương đương đang làm hoặc có nguyện vọng làm công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng năng lực.

–          Yêu cầu: Tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên

–          Chứng chỉ do trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc

–          Học phí: 2.300.000đ   Đăng ký ngay

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cấp dưỡng

–          Đối tượng: Là nhân viên hiện đang làm cấp dưỡng tại các trường mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở…người có nguyện vọng làm nghề cấp dưỡng trong các trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

–          Yêu cầu: Biết đọc, biết viết

–          Chứng chỉ do trường Đại học sư phạm Hà Nội II cấp có giá trị trên toàn quốc

–          Học phí: 2.000.000 Đăng ký ngay

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Liên hệ đăng ký học!

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Liên hệ: 0978868657 (Mr Minh)

Mail: daoxuanminh@duyenhai.edu.vn

 

BÌNH LUẬN