Thuyết minh về Thành Cổ Loa – tòa thành cổ nhất

Thuyết minh về Thành Cổ Loa - tòa thành cổ nhất.Cụm di tích lịch sử Cổ Loa với dấu tích lịch sử dẫu đã trải qua bao sương gió thời gian nhưng vẫn luôn bồi hồi và ấm nóng những câu chuyện, những bài học mang ý nghĩa thời đại mà lớp lớp người Việt đã truyền cho nhau. Hôm nay, thăm lại nơi đây, chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn trách nhiệm thiêng liêng của mỗi cá nhân trước lời nhắc nhở ngàn đời của cha ông

0
13432

Thuyết minh về Thành Cổ Loa – tòa thành cổ nhất dành cho Hướng dẫn viên.

Xin chào mừng quý khách đã đến với di tích lịch sử  Cổ  Loa–  khu di tích Quốc gia đặc biệt. Nơi chúng  ta đang đứng là mảnh đất huyền thoại–  kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kì An Dương Vương(thế  kỉ  III-TCN). Khu di tích Cổ  Loa là kết tinh, ngưng đọng của mấy nghìn năm dựng nước và giữ  nước của dân tộc.Toàn bộ  lịch sử  ấy đã trở  thành bảng giá trị  và là nơi  hội tụ  của những di sản văn hóa vật thể  và phi vật thể to lớn trên mảnh đất này.

Cụm di tích lịch sử  Cổ  Loa với dấu tích lịch sử  dẫu đã trải qua bao sương gió thời gian nhưng vẫn luôn bồi hồi và  ấm nóng những câu chuyện, những bài học mang ý nghĩa thời  đại mà lớp lớp người Việt đã truyền cho nhau. Hôm nay, thăm lại nơi đây, chúng ta sẽ  cảm nhận sâu sắc hơn trách nhiệm thiêng liêng của mỗi cá nhân trước lời nhắc nhở ngàn đời của cha ông .

Huyền sử Cổ Loa và khu di tích Đền Thượng

Đất thiêng

Ngày mồng  sáu tháng Giêng năm 257-TCN, An Dương Vương lên ngôi hoàng đế, kế nghiệp triều Hùng.An Dương Vương sát nhập hai bộ tộc Âu Việt- Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc.

Âu Lạc thuở  ấy non cao biển cả, một dải hùng cường, vua giỏi, tôi hiền. Dân ta ngày đó chưa đến triệu người đã chiến thắng 50 vạn quân Tần lang sói, chiến công rung chuyển đất trời, muôn dân Âu Lạc mừng vui, phấn khởi. Triều đại An Dương Vương là triều đại thắng ngoại bang xâm lược sớm nhất nước ta, viết nên bản anh hùng ca đời đời bất diệt.

Công việc đầu tiên khi xây dựng đất nước của vua là kiến lập nên kinh đô Cổ  Loa. Tương truyền nhà vua có con chó rất khôn, hàng ngày vua cho theo để tìm đất dựng đô. Một hôm, con chó đi đâu mất, vua sai người đi tìm, thấy nó đẻ trên gò cao thuộc đất Cổ  Loa.Vua cho  là điềm lành “khuyển mã chi tình” bèn dời đô xuống đây. Cổ Loa là mảnh đất cuối trung du, đầu đồng bằng, nối liền miền xuôi và miền ngược;

có thế đất địa linh nhân kiệt,thiên linh hoành tráng,thuỷ thổ hài hoà, có mã quỳ, voi phục, cửu long tranh châu. An  Dương Vương cùng bá quan văn võ đặt tên kinh đô là Phong Khê.

Thời đó, tổ tiên chưa có gạch nung, vì vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6.5 km, vòng trong 1.6 km. Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km vuông. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2.2 triệu mét khốị Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếụ Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đã đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật đã được tổ tiên khám phá. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để mà xây thành một công trình như vậy thật là không đếm nổị

Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Chúng ta đang đứng trước cổng khu di tích đền Thượng , còn được gọi là cổng Nghi Môn. Phía trên có chữ “Phủ Ngưỡng Thiên Cổ”, dịch ra là “Ngàn đời ngưỡng mộ”, phía dưới có đôi rồng bằng đá làm từ  thời Hậu Lê năm 1732. Đôi rồng đã thể hiện rất nhiều vẻ  đẹp và sự  dũng mãnh của các con thú: Đôi mắt quỷ  lồi ra khỏi hốc, miệng lang sói, sừng nai có hai nhánh, tai thú, mũi sư tử, râu con dê, mình rắn, vảy cá chép, chân cá sấu và móng vuốt chim ưng.

Theo quan sát của các nhà đại lý, thế đất nơi chúng ta đang đứng có hình “cửu long tranh châu”(  chín con rồng tranh một viên ngọc). Và con rồng độc nhãn long đã chiếm được trước. Người xưa quan niệm, cổng đền tượng trưng cho miệng rồng há ra đớp viên ngọc.

Hiện tại ngôi đền phía trong được xây trên gò cao được gọi là gò trán rồng.Hai hố tròn trong sân là mắt rồng. Một bên mắt có mạch nước, một bên không vì vậy gọi là con rồng  Độc nhãn long-  con rồng một mắt. Ý nghĩa của nó là nếu hai bên mắt rồng  cùng  đầy  nước  thì  sẽ  gây  ngập  úng,  nếu  hai  bên  cùng  cạn  thì  sẽ  gây  hạn hán.Khi một bên có, một bên không tượng trưng cho có âm, có dương, vạn vật sinh

sôi, phát triển

 

Thành cao, hào sâu

Phần đầu của truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ” ca ngợi  công  lao  dựng  nước  và  giữ  nước  của  An  Dương  Vương.  Một  trong  những công lao  ấy không thể  không kể  đến chiến công xây thành. Thành Cổ  Loa chẳng những là một công trình đồ  sộ, cổ  nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị  về mặt quân sự.

Theo Quỳnh Cư trong cuốn  “Các triều đại Việt Nam”:  An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau nhờ  có thần Kim Quy hiện lên, bò qua bò lại nhiều vòng dưới chân thành, Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa.

Theo truyền thuyết, thành gồm chín lớp, sáu lớp ngoài bố  trí quân sự  đơn giản, thanh thoát, các vọng gác tiền tiêu đan chéo, yểm trợ  cho nhau, ba vòng trong cùng như ba con rồng đất khổng lồ cuốn tròn xoáy trôn Ốc.

Tường Thành Cổ Loa

Thực  tế,  nhà  vua  đắp  thành  theo  kiểu  đất  khoét  sâu  làm  hào,  đất  đắp  lên  cao dùng làm thành. Với kĩ thuật như vậy thì tòa thành chỉ có thể tồn tại ở mùa khô, còn mùa mưa thì đất trên thành cao lại trôi xuống dưới gây sạt lở. Sau nhiều năm, thành cứ  xây lại đổ, ông đã rút kinh nghiệm: cho kè đá ở  dưới cùng của chân thành, tiếp theo đến  các lớp  đất, giữa  các  lớp đất xen  kẽ  một  lớp gạch ngói. Vì vậy  mà  tòa thành mới tồn tại được đến tận bây giờ. Thành đắp khoảng 20 năm thì xong. Người xưa có câu ca:

“Kỳ thành tối cao, kỳ hào tối sâu

Đứng trên mặt thành trông xuống chân thành

Đội khăn rơi khăn

Đứng dưới chân thành trông lên mặt thành,

Đội nón rơi nón.”

Có thể  nói, đây là trận đồ  bát quái lợi hại, giặc vào đã khó, ra lại khó gấp trăm lần như lạc vào trận mê hồn thập tử.

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê – Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)… thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây.

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

  • Thành nộihình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.
  • Thành trunglà một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.
  • Thành ngoàicũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.

Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

Đến khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Đền thờ An Dương Vương còn gọi là đền Thượng đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có giếng Ngọc. Truyền thuyết cho rằng đó chính là cái giếng mà Trọng Thủy đã tự tử. Nước này khi đem rửa ngọc trai (vốn được gọi là nước mắt của Mỵ Châu) thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong giếng Ngọc quan sát từ xa thấy hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.

Quanh hồ có rất nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân dưới các tán cây lớn để tận hưởng không gian mát mẻ trong lành. Ngay cửa đền  có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt. Nhà bia nhỏ với vòm mái cong cong, ẩn dưới những  tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm 1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu.

Đình Ngự Triều được xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Tại đây trưng bày nhiều di tích khảo cổ có giá trị quan trọng.

Đến Cổ Loa có một nơi mà du khách không thể bỏ qua đó là am thờ Mỵ Châu. Đó chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với  vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu.

Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu cũng áo gấm khăn hoa mà linh hồn oan khuất, gợi lên trong lòng những thương cảm. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Ngay trước cửa am gắn một bia đá nhỏ khắc mấy câu thơ:

Đường ốc quanh quanh tới  Cổ thành

Cây đa thiên cổ dáng còn thanh

Hồng hồng mũ ngọc.

Người đâu vắngLạnh lạnh gươm thần.

 Đá vẫn xanh

Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa

Khối tình chữ hiếu khó toàn danh

Ôi! Hồn ngọc tĩnh giờ lai láng

Làm khách đang yêu bước chẳng đành.

 

Nỏ Liên Châu bách phát bách trúng

Theo truyền thuyết, khi thành đắp xong, Rùa vàng tặng vua một vuốt rùa làm lẫy nỏ thần uy linh bất diệt, chỉ  sông sông cạn, chỉ  núi núi tan, chỉ  ngàn ngàn cháy. Nỏ thần hay còn gọi là Nỏ Liên Châu.

Lẫy nỏ  là bộ  phận quan trọng nhất của nỏ  Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏlàm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể  rùa là con vật linh  thiêng được  cư dân  Việt  tôn  thờ  nên  đã gắn cho vũ khí “bảo bối”  của  mình nhằm tăng thêm sức mạnh thần kì. Lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng, hình dáng của nó gần như móng rùa.Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên

chiếc nỏ  còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ  được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để  dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

Năm 1959, các nhà khảo cổ học đã đào được kho mũi tên đồng với số lượng 93kg ở khu vực Cầu Vực . Mũi tên có chiều dài từ  5 đến 8cm, nhỏ  bằng ngón tay út, đầu mũi tên có hình tam giác. Tuy nhỏ bé nhưng mỗi đầu mũi tên khi bật ra khỏi lẫy nỏ thì có khả năng sát thương cực lớn.

Như vậy, An Dương Vương chính là đức minh quân đã có công xây dựng thành cao hào sâu, chế  tạo nỏ thần, tin tưởng tướng tài, trên dưới đồng lòng hợp sức…tạo thành sức mạnh lớn lao đánh bại quân xâm lược

xem thêm: tài liệu, bài thuyết minh cho hướng dẫn viên du lịch

Đền thờ An Dương Vương

Sau đây, xin mời du khách vào thăm quan đền thờ  An Dương Vương.  Đền Thục An Dương Vương: xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg. Đền được trùng tu vào thời nhà Nguyễn.Khi đó, nhân dân đào được trong lòng ngôi đền một kho đồng. Họ  đã dùng để  đúc thành tượng Vua An Dương Vương , nay thờ ở chính điện. Trong cung có 6 ban thờ. Ban đầu thờ các quan văn võ trong triều, ban thứ  hai thờ  tứ  trụ  triều đình, ban thứ  ba thờ  Nỏ thần và thần Kim Quy. Ban thứ 4 thờ vua An Dương Vương, ban thứ năm thờ phụ mẫu, ban thứ  6 thờ hoàng hậu.

denthuong

Quý khách vừa thăm quan xong đền thờ  An Dương Vương. Đứng trên mảnh đất này, chúng ta càng thêm kính trọng và ngưỡng mộ  công lao to lớn của cha ông, càng cảm thấy nghĩa vụ  bảo vệ  và xây dựng đất nước quan trọng và thiêng liêng hơn nữa. Hãy là những người trẻ dám nghĩ, dám làm, xác định cho mình những giá trị sống đích thực; ra sức phấn đấu trở thành những thanh niên thời đại mới có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.

Đình Ngự triều  Di Quy và Am thờ  Mỵ  Châu

Chúng ta đang dừng chân ở Đình ngự triều Di Quy- nơi Nhà Vua họp bàn việc nước với các bô lão và các quần thần.Ngôi đình này quay về  hướng Nam gồm 5 gian, 2 chái. Đình có dáng vóc bề  thế, vững  chãi,  mái  đao  vút  cong,   xây  trên  nền  cao  hơn  sân  khoảng  1mét.  Sân  đình rộng, góc trái được cây đa che mát. Đây là một ngôi đình được chuyển từ nơi khác về, và dựng lại hồi cuối thế kỷ 18 ngay trên khu đất tương truyền là nơi xa xưa vua Thục Phán thiết triều. Trong đình vẫn còn tấm hoành phi ghi bốn chữ “Ngự triều di quy”. Giữa đình, còn bức cửa võng chạm hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (đào, cúc, trúc, mai). Bức chạm khá tinh tế và được thếp vàng rực rỡ. Đình có kiến trúc vững chãi, bề thế và tại đây trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm có giá trị quan trọng ví dụ như những mũi tên bằng đồng từ thời An Dương Vương.

dinh-ngu

Bên trái Đình Cổ Loa là Am thờ Mỵ Châu (Am Bà Chúa), dân làng còn gọi đây là mộ Mỵ Châu. Đây chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa nghìn tuổi với vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu. Đây là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Truyền thuyết kể rằng sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Ngay trước cửa am gắn một bia đá nhỏ khắc mấy câu thơ:

Đường ốc quanh quanh tới Cổ thành
Cây đa thiên cổ dáng còn thanh
Hồng hồng mũ ngọc. Người đâu vắng
Lạnh lạnh gươm thần. Đá vẫn xanh
Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa
Khối tình chữ hiếu khó toàn danh
Ôi! Hồn ngọc tĩnh giờ lai láng
Làm khách đang yêu bước chẳng đành

Giữa không gian xanh mướt của cây lá, am thờ  Bà Chúa nằm ngay bên tay phải của Đình. Hiện trong Am thờ một pho tượng đá hình người con gái không có đầu. Nhà thơ Anh Ngọc viết:

“Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu

Bởi cụt đầu nên tượng càng rất sống

Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng

Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào.

Tương truyền, đó là tượng của công chúa Mỵ Châu.

Truyền thuyết kể  rằng sau khi bị thua Âu Lạc, không bao lâu, Triệu Đà cho con trai của mình là Trọng Thủy sang cầu hôn Mỵ  Châu-  con gái Vua An Dương Vương. Nhà vua cho Trọng Thủy ở  rể  trong  cung mà không hay biết rằng hắn chính là nội gián. Sau khi dỗ  Mỵ  Châu cho xem trộm nỏ  thần, Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ  và nói dối về  về phương bắc thăm cha.

Trọng Thủy về  nước, ngay lập tức Triệu Đà bèn cử  binh sang đánh. Vua chủ quan, vẫn ngồi đánh cờ. Quân Đà tiến sát, vua mới hay lẫy thần đã mất bèn cùng Mỵ  Châu chạy về  phương Nam. Tới bờ  biển, Rùa vàng hiện lên, thét lớn: “kẻ  ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”, vua mới tỉnh ngộ, tuốt kiếm chém Mỵ Châu.

Mỵ  Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ  biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị  người lừa dối thì chết đi sẽ  biến thành châu ngọc để  rửa sạch mối nhục thù”.Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng Mỵ  Châu rắc, tới nơi, chỉ  còn lại xác Mỵ  Châu bèn ôm về  táng  ở  Loa Thành. Xác biến thành ngọc thạch, máu của nàng chảy xuống biển, trai sò ăn được hóa thành ngọc trai. Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mỵ Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết.

 

Truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy” đã làm cho khu di tích Cổ  Loa trở  nên  huyền  bí. Giếng  Trọng  Thủy  còn đó như để  minh  oan  cho  Công Chúa, am Mỵ  Châu còn đây, ngay cạnh Đình ngự  triều của Vua Cha như để  thể hiện lòng sám hối của nàng với Vua, với nước. Chúng ta dường như không chỉ thấy được những bài học mang giá trị  nhân văn sâu sắc mà còn thấy thái độ  nghiêm khắc của nhân dân muốn truyền lại cho con cháu nước Việt muôn đời sau.

Đó là bài học để  giữ  nước không chỉ  cần có vũ khí mạnh mà còn cần một tinh thần cảnh giác cao độ: không thể  có sự  dung hòa giữa quyền lợi quốc gia và tình yêu đôi lứa khi hai bên thù địch nhau; không thể ngủ quên trong chiến thắng, ngoài biên  ải không phòng bị, nơi quốc phòng không canh tân luyện tập, trong nhà chứa kẻ gian mà không hề biết; bí mật quân sự lọt vào tay địch mà chẳng hay.

Đó là bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và dân tộc, giữa hạnh phúc riêng tư và trách nhiệm của công dân với đất nước: phải biết trung thành với Tổ  quốc; cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của kẻ  thù để  bảo vệ  an ninh quốc gia, chủ quyền của đất nước.

Kết thúc truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ  nước dẫn vua đi xuống biển. Lòng biển đã dang rộng cánh tay và bao dung đón nhận An Dương Vương. Như vậy, truyền thuyết, đã cho thấy, từ trong tiềm thức của người Việt, biển đã mang một ý nghĩa đặc biệt.

Bác Hồ từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và có rừng.Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó.”Biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc.Nếu chiến tranh xảy ra, từ  hướng biển, kẻ  địch có thể  sử  dụng vũ khí để  tấn công nhiều mục tiêu trên đất liền. Vì vậy, thế  hệ  trẻ  Việt Nam cần tìm hiểu, nắm vững những vấn đề có liên quan đến Biển Đông; tuyên truyền các hoạt động hướng  tới biển đảo như: “Tấm lưới tình nghĩa vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”, “Chung sức góp đá xây Trường Sa”, “Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành với chiến sỹ  nơi biên giới hải đảo”. Hãy rèn luyện, phấn đấu  chung sức trong sự  nghiệp bảo vệ  biển trời của Tổ  quốc để  luôn xứng đáng là lực lượng thanh niên cách mạng Hồ  Chí Minh của thời đại mới.

Chùa Bảo Sơn hay Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn Tự)

Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong là chùa Bảo Sơn, trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, có giá trị to lớn như: bức cốn tứ linh từ thế kỷ 19, 134 bức tượng Phật được bài trí ở chính điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu, 5 tấm bia đá từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, 2 đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (năm 1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.

Đền thờ Cao Lỗ

Cao Lỗ (? – 179 TCN) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê người Gia Bình, Bắc Ninh. Ông là người phát minh ra “nỏ liên châu” bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc. Ông cũng chính là người khuyên An Dương Vương dời đô xuống vùng đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.

Đền thờ Cao Lỗ hiện được dựng ở nhiều nơi như quê ông ở Bắc Ninh, hay ở Ái Mộ và ngay trong thành Cổ Loa cũng có đền thờ của ông.

Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền. Trong đền còn lưu giữ nhiều mũi tên đồng mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được.

Đền thờ Cao Lỗ chỉ cách Đền thờ An Dương Vương khoảng 150m

Các cửa thành và các Miếu thờ Thần trấn các cửa thành.

Ngay trên đường vào khu vực Thành Cổ Loa các bạn sẽ nhìn thấy Cửa Trấn Nam và Miếu thờ Thần trấn cửa Nam. Qua cửa này rẽ tay phải chính là Đền thờ Cao Lỗ.

Cửa trấn Bắc và Miếu thờ Thần trấn cửa Bắc nằm ở vòng thành thứ 3, cách Trung tâm Cổ Loa khoảng 5km.

Cửa trấn Tây và Miếu thờ Thần trấn cửa Tây cũng nằm ở vòng thành thứ 3 nhưng riêng cửa trấn Đông thì đã không còn qua quá trình xây dựng khu dân cư ở đây

Các di chỉ khảo cổ

Cổ Loa là một khu vực dày đặc các di chỉ khảo cổ như: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, Xóm Nhồi, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực… và các nhà khảo cổ học đã khai quật được ở đây hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí, vũ khí bằng đồng…

ĐẶC SẢN CỔ LOA

Cổ Loa có một món ăn đặc sản đó là Bún Mạch Tràng. Truyền thuyết kể rằng: Trong lúc chuẩn bị yến tiệc cho lễ dạm hỏi công chúa Mỵ Châu, người đâu bếp đã làm đổ bột gạo vào chiếc rổ đặt trong vạc nước sôi. Quá hốt hoảng vội vàng nhấc chiếc rổ lên thì đã thấy bột gạo kết thành những sợi màu trắng. Vì tiếc của nên người đầu bếp đã cho sợi gạo vào xào với rau cần có sẵn để làm món ăn nhẹ. Không ngờ món ăn được An Dương Vương hết lời khen ngợi nên món ăn này được có mặt trong thực đơn đãi khách của nhà Vua. Bún Mạch Tràng xuất hiện từ đó và trở thành món ăn đặc sản của vùng Cổ Loa, được dâng cúng hàng năm vào dịp Lễ hội đền Cổ Loa hay ngày 13 tháng 8 (lễ ăn hỏi công chúa Mỵ Châu).

Bún Mạch Tràng có màu trắng ngà rất đặc trưng, sợi rất dài, được chế biến tỉ mỉ và được dùng trong nhiều món ăn như bún mắm, bún chả, bún đậu… Nhưng đặc biệt nhất vẫn là bún xào cần. Các bạn có thể tìm thấy món ăn này ở chợ Cổ Loa khi tới thăm khu vực này.

Hiện nay Cổ Loa được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia, trong khu di có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, Đền thờ An Dương Vương… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người dân tham quan.

Kính thưa du khách!

Nhớ  về  Cổ  Loa cũng là nhớ  về  cội nguồn, nhớ  về  một thời kì lịch sử  xa xôi, vừa rạng rỡ  tươi đẹp vừa bi thảm xót xa của dân tộc. Một lần mất cảnh giác-  nghìn năm nô lệ. Trong câu chuyện năm xưa vẫn còn đó, vang vọng lời nhắc nhở  muôn đời về bài học dựng nước và giữ nước.

Hi vọng quý khách đã có một chuyến tham quan vui vẻ và bổ ích!

Xin chào và hẹn gặp lại!

xem thêm: Tài liệu thuyết minh dành cho Hướng dẫn viên du lịch

Đăng ký : Nghiệp vụ Hướng dẫn viên- đổi thẻ quốc tế& Nội địa

Liên hệ: 0982 86 86 41 ( Ms Duyên) để được hỗ trợ

 

BÌNH LUẬN