Tại sao miền nam lại cúng bánh tét

0
3861

 BÁNH TÉT CỦA NGÀY XƯA

Có người như thế này: “Tại sao Miền Nam mình lại cúng bánh tét, Miền Bắc lại cúng bánh chưng, tại sao vậy?”.
Để giải thích điều này, ta có thể quay lại từ những năm đầu tiên vua Hùng, từ cái sự tích bánh chưng, bánh dầy.
Cái sự tích này thì bà con ta ai cũng biết rồi. Cho nên, từ khi ấy Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng, bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho Đất, là Âm, dành cho Mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho Trời, là Dương dành cho Cha.

Ngược lại, ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có nhiều ý kiến giải thích, đến giờ căn nguyên vẫn không ai rõ chính xác. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “Phồn Thực”, nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống, sự trường tồn, hùng mạnh …
Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ, được bảo lưu tại miền Nam.
Cũng có ý kiến lý giải là do các chúa Nguyễn muốn tạo sự khác biệt trong văn hóa khi đất nước trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh …

Thêm nữa, cái tên “TÉT” cũng được nhiều hình tượng giải thích:
– Theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ Tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh tét”.
– Lại có bà con khác cho chữ “tét” là một hành động cắt bánh, răng bạn cắn một đầu dây, tay phải cầm đầu dây kia khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), “tét” từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi “bánh tét” rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh trên.
– Còn có một cách giải thích khác, có vẻ hay và có phần lịch sử hơn. Truyện kể mùa xuân năm kỷ dậu 1789 quân Tàu nhà Thanh đã đem hơn 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Bắc Hà có vua Lê Chiêu Thống nhưng bạc nhược, không dám phản kháng, nên quân Thanh đánh chiếm khá dễ dàng và sẽ tiếp tục đánh chiếm Nam Hà. Dự định ăn tết xong đợi quân chi viện sẽ đánh vào Nam Hà của Triều Tây Sơn. Bấy giờ vua Quang Trung có quân đội khoảng chừng 7 vạn quân, nếu so sánh về lực lượng thì quân Thanh lớn như con voi và quân Việt nhỏ như con chuột, vua Quang Trung lo lắng vì thế nước yếu, nếu quân Thanh tiến vào đánh chắc chắn sẽ bị bại. Trước thế nước lúc ấy Vua có mưu lược chủ động tấn công giặc trước, trong lúc quân Thanh đang ăn tết, đang khinh thường quân ta và có những chủ quan sơ hở thắng lợi cao hơn. Vua đã bàn thảo chiến lược với các tướng mở chiến dịch Bắc tiến và chiến lược tiến đánh thần tốc trong lúc quân Thanh quan tướng đang tập trung ăn tết ở Thăng Long.
Điều khó khăn nhất trong kế hoạch thần tốc Bắc tiến là quân lương. Vua Quang Trung đã dùng mưu lược quân lương bằng cách dùng Bánh Chưng biến đổi tạo thành đòn bánh Tét đễ tiện, gọn cho quân đội hành quân mang theo trên mình, đi cả ngày lẩn đêm, bánh tét tiện dụng vừa đi vừa ăn không cần phải nghỉ nấu nướng. Quân đội được chia thành từng tổ, mỗi tổ ba người, dùng một cái cáng, ban đêm một người nằm ngủ trên cáng hai người gánh đi và thay phiên nhau, vừa được ngủ vừa đi vừa được ăn uống, đễ khi đến nơi vẫn có đủ sức chiến đấu, đồng thời tấm cáng cũng được dùng đễ làm tấm chắn chống tên nỏ khi xung trận phá thành.
Quân Thanh ở Bắc Hà và Thăng Long, trước tết đã biết quân của vua Quang Trung đang tiến ra đánh, theo mưu lực của họ dự tính hành quân bình thường đến 15 tháng giêng quân Việt mới đến được Thăng Long, chiến lược của họ bố trí những đồn quân đánh kìm chân, ngăn cản ở Ninh Bình, mục đích làm cho quân của Quang Trung khi đến được Thăng Long đã bị mệt mỏi, khi ăn tết xong họ sẽ dàn trận đánh.
Họ tin tưởng đông quân thế mạnh và chắc chắn sẽ phá tan quân của Quang Trung khi đến Thăng Long. Ấy vậy mà nhờ tài mưu lược, Bất ngờ sáng mồng một Tết quân của vua Quang Trung với chiến lược Thần Tốc đã tiến quân đến Thăng Long, chận các lộ thông tin, tiếp ứng của quân Thanh, vây đánh Thăng Long bằng ba mũi: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
Quân Thanh quan, tướng đang ăn tết bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay, không kịp tiếp ứng nên đã bị bại trận, tan rã đội ngủ, bỏ chạy dẫm đạp lên nhau để tìm đường thoát thân.
Trận đại thắng lịch sử này ngoài việc đuổi quân xâm lược, còn “thống nhất đất nước” TỪ ẢI NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU, đồng thời xóa được nỗi uất hờn dân tộc vì bị chia đôi đất nước, phân tranh bởi hai thế lực chúa Trịnh và Nguyễn ở sông Gianh, đã thể hiện qua câu hò ví điệu Nam ai của người dân xứ Huế, dân 2 bên bờ Sông Gianh:
“Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu!”
Không có trận thắng này thì một trăm đời dòng họ của Nguyễn Ánh đàng trong đừng hòng “chảnh” mà giành công “thống nhất đất nước”. Những ông chúa mà từ lúc khởi binh đến dựng nghiệp, lúc nào cũng có các cố vấn Pháp kè bên giúp đở, mà cũng là nhịp cầu để cho quân Pháp dòm ngó đến đất nước ta, đám ngu Quân không biết nền khoa học phương Tây đả tiến rất xa và sự cấm Đạo vô lý là giọt nước tràn ly, tạo cớ cho quân xâm lược cất quân sang chiếm đóng và đô hộ gần cả trăm năm.
Sau trận thắng ấy. Vua Quang Trung nhận định đòn bánh Tét chiếm vai trò quan trọng trong chiến thắng mùa xuân lịch sử năm Kỷ dậu. Vua ra lệnh để tưởng niệm hàng năm ngày tết cổ truyền lưu hành món bánh Tét cho toàn dân khắp cả nước.Vì vậy đòn bánh Tét được lưu truyền từ trận chiến thắng lịch sử đó cho đến nay.

Đó, là giải thích nguyên cơ, nói trật hay nói trúng thì cũng chả biết đâu mà lần, chỉ biết từ thời khai hoang, thánh nhơn, ông bà mở mang bờ cõi ở đất Phương Nam này thì bánh tét gần như đã hiện hữu đồng thời rồi. Rồi “mần riết” bánh tét mình cũng thành cái “nghệ”, cái “thân”, để rồi giờ đây ngày xuân tết đến “bà con Miền Tây của tui”, ai cũng ráng gói mà có vài đòn để mà cúng xuân. Hay hơn nữa còn có những vùng “mần bánh tét” mà nổi tiếng gần xa như:
– Bánh tét Trà Cuôn có từ lâu đời, là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh với hương vị rất thơm ngon và rất dẻo.
– Bánh tét lá cẩm của Vùng Cần Thơ.
– Bánh tét Mật Cật vùng Phú Quốc …
Rồi còn rất nhìêu vùng, nhiều bà con mình thành danh cũng từ món bánh tét này. Nói chung Miền Tây tụi mình đa số ai cũng khoái món này, Tết mà “hông” có “Tét” thì coi như “hổng có Tết” …
Mà nè, bánh tét khi chín vớt ra phải treo lên cái đòn dài cho nó vừa nguội vừa ráo nước, mới để lâu được mà cũng trốn được chó mèo nữa nghen mấy “bậu”!

Hồi xưa! Tôi thích nhất là cả nhà xúm lại gói bánh tét.
Bà Nội, Mẹ và các cô gói, tụi nhỏ mình thì phụ cột dây. Thường Bà Nội gói 2 loại bánh tét, một có nhưn và loại không nhưn. Đừng tưởng bánh tét không nhưn là không ngon nghe, tuy không nhưn nhưng bà pha nếp với đậu đen, niêm nếm tiêu, muối, dầu ăn rất ngon … nhất là ăn với dưa món hay đem chiên nó ngon hơn bánh có nhưn nhiều, tụi tui thích nó hơn loại có nhưn, đó là phần bánh để dành hơn tháng mà không hư gì hết.
Mình còn nhớ thêm nữa, bà Nội mình bắt chụm bánh tét bằng củi mắm hay củi đước, còn nồi thì bằng đất (cái trả bằng đất sét) để trên ba cục đá ong to, giữa lòng có khoét cái lổ hơi cạn để thông gió. Bà thường dặn: Chụm không khéo thì trả bị lủng đó, nhớ nghe! con để ý khi nồi cạn nước thì phải châm thêm nước sôi, đừng châm nước lạnh lâu chín lắm !…
Nhớ lắm! Mình ngồi canh nồi Bánh Tét cùng Bà Nội, tuổi rong chơi mà bị ngồi một chổ làm mình khó chịu lắm, nhưng bù lại bà Nội lại “gải gải” trên cái đầu bị … “lây chí” (chấy) của mình , nó đã ơi là đã.
Mà Bà Nội mình hay lắm, bà dùng cây nhang độ năm tất, đốt lên kế bên, để ý khi tàn nhang là bánh chín, lấy đủa đâm thử nó lúng thì vớt ra … mình luôn là tên láu ăn, sau khi được treo lên cho ráo bánh là mình xực trước thiên hạ, Hehehe.
Nhắc lại chút kỹ niệm ngày thơ ấu nghe vui thật, nhưng mình lại nhớ bà nội rồi! Nên ghép ảnh minh họa có ảnh của bà Nội đó, bà ấy sinh năm 1900 đó các bạn! Chúc các bạn cái tết vui vẻ bên những khoanh bánh tét ngon trên bàn thờ Ông Bà Gia Tiên!

Để tìm hiểu thêm thông tin các khóa học 0982 8686 41 ms Duyên

BÌNH LUẬN